Nguyên nhân chậm nói ở trẻ? Cách khắc phục

64

Tình trạng chậm nói ở trẻ nhỏ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Một số trường hợp xuất phát từ bệnh lý cần can thiệp, trong khi những trường hợp khác có thể không nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc phân biệt được nguyên nhân cụ thể thường không dễ dàng đối với cha mẹ.

Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau
Chậm nói ở trẻ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau

Chậm nói ở trẻ nhỏ là như thế nào?

Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, sự phát triển ngôn ngữ là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành của trẻ. Thông thường, quá trình này diễn ra qua các giai đoạn sau:

    • 3 – 6 tháng: Trẻ bắt đầu phản ứng với âm thanh như quay về hướng có tiếng nói, chú ý người nói và phát ra các nguyên âm đơn giản như “a”, “ba”, “bà”…
    • 6 – 9 tháng: Trẻ có thể phát âm nhiều hơn như “da da”, “ma ma”…
    • 9 – 12 tháng: Trẻ phát âm những chuỗi âm thanh chưa rõ ràng, đến khoảng 11 tháng tuổi có thể nói vài từ đơn giản như “măm”, “bố”, “bà”…
    • 12 – 18 tháng: Trẻ bắt đầu nói các từ dài hơn, và đến 18 tháng có thể ghép từ thành câu, biết gọi tên các bộ phận cơ thể hoặc tên con vật từ hình ảnh.
    • 2 – 3 tuổi: Trẻ có thể tự giao tiếp, nói câu phức tạp hơn, và biết đặt câu hỏi.

Khả năng ngôn ngữ của trẻ càng phát triển rõ rệt khi lớn dần. Nếu trẻ trải qua các giai đoạn này chậm hơn, có thể được coi là chậm nói.

Dấu hiệu nhận biết trẻ chậm nói

Tùy theo từng giai đoạn phát triển, hiện tượng chậm nói ở trẻ biểu hiện khác nhau:

Trẻ 3 – 4 tháng: Không phản ứng với tiếng động mạnh, không bắt chước âm thanh và không phát ra âm thanh.

Trẻ 7 tháng: Tiếp tục không phản ứng với âm thanh lớn.

Khoảng 12 tháng:

Thờ ơ với môi trường xung quanh.

Không có phản ứng khi được gọi.

Không nói được từ đơn giản như “bà”, “ba”.

Không biết sử dụng cử chỉ hay âm thanh để yêu cầu điều gì.

15 tháng tuổi:

Chỉ dùng tay chỉ khi được hỏi, không tự nói.

Không thể diễn đạt yêu cầu một cách rõ ràng.

Không hiểu hoặc phản ứng với những câu từ đơn giản.

18 – 23 tháng tuổi:

Không nhận diện được các bộ phận cơ thể.

Không phát âm rõ các từ cơ bản và không tiếp thu từ mới.

Không hiểu hoặc phản ứng với các câu hỏi đơn giản.

24 tháng tuổi:

Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chậm nói
Các dấu hiệu cảnh báo trẻ bị chậm nói

Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, trẻ chỉ nói câu ngắn, thường lặp lại lời người khác cũng có thể là triệu chứng của trẻ chậm nói.

Không thể thực hiện cuộc trò chuyện đơn giản, không hiểu chỉ dẫn.

Không biết chỉ hoặc gọi tên các con vật, đồ vật trong tranh.

25 – 35 tháng tuổi:

Không nói được câu đơn giản.

Không biết đặt câu hỏi.

Không thể nhớ các bài thơ hoặc bài hát ngắn dù đã được dạy.

Trẻ 3 – 4 tuổi:

Không ghép được từ thành câu.

Khó phát âm, nói lắp bắp khiến người khác khó hiểu.

Không thích đọc sách truyện và thường muốn có bố mẹ bên cạnh hơn là chơi với bạn bè.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị chậm nói?

Chậm nói ở trẻ nhỏ có thể do hai nhóm nguyên nhân chính:

    • Nguyên nhân thực thể: Do bệnh lý hoặc bất thường ở cơ quan phát âm như tai, mũi, họng hoặc do các vấn đề về não bộ (di chứng xuất huyết não, viêm màng não, dị tật bẩm sinh,…). Trẻ tự kỷ cũng có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, nhưng không phải trẻ nào chậm nói cũng bị tự kỷ.
    • Dính thắng lưỡi: Đây là tình trạng bẩm sinh xảy ra ở khoảng 5% trẻ em. Dây thắng lưỡi ngắn gây khó khăn trong việc nói chuyện và bú, từ đó dẫn đến tình trạng chậm nói.
    • Nguyên nhân tâm lý: Những trẻ được cưng chiều quá mức hoặc không được bố mẹ dành thời gian trò chuyện, tương tác thường xuyên có thể bị chậm nói. Ngoài ra, trẻ gặp cú sốc tâm lý cũng dễ gặp tình trạng này.

Có trường hợp trẻ chậm nói do phát triển ngôn ngữ chậm hơn so với các bạn cùng tuổi, nhưng không phải do bệnh lý hay vấn đề tâm lý. Khi đó, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách hỗ trợ trẻ tại nhà để cải thiện.

Chậm nói ở trẻ: Cha mẹ nên làm gì?

Cha mẹ và người thân cần chú ý sớm phát hiện dấu hiệu chậm nói ở trẻ để can thiệp kịp thời. Một số trường hợp chỉ tạm thời và không cần điều trị y tế, nhưng chỉ bác sĩ mới đánh giá chính xác. Khi có biểu hiện nghi ngờ, nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn phù hợp.

Với trẻ gặp vấn đề về thính lực hoặc dấu hiệu tự kỷ, cần can thiệp chuyên môn. Cha mẹ cũng nên thay đổi thói quen như:

    • Thường xuyên trò chuyện với trẻ bằng từ đơn giản, rõ ràng.
    • Khuyến khích trẻ nói nhiều hơn qua các tình huống hàng ngày.
    • Hạn chế cho trẻ sử dụng thiết bị điện tử.

Phát hiện sớm sẽ giúp điều trị hiệu quả hơn.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn