Bí quyết giảm ho ngứa cổ tại nhà hiệu quả

17

Tình trạng ho ngứa cổ họng là một vấn đề sức khỏe phổ biến, gây cảm giác khó chịu và làm giảm chất lượng cuộc sống. Trong bài viết này, bạn sẽ khám phá những phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà giúp giảm nhanh triệu chứng và cải thiện tình trạng hiệu quả.

Tình trạng ho ngứa cổ họng là một vấn đề sức khỏe phổ biến
Tình trạng ho ngứa cổ họng là một vấn đề sức khỏe phổ biến

Nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng

Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, ho và ngứa cổ họng là tình trạng phổ biến xảy ra khi lớp niêm mạc vùng họng bị kích ứng, gây cảm giác khó chịu và dẫn đến phản xạ ho. Nguyên nhân có thể bắt nguồn từ các yếu tố bên ngoài hoặc những bệnh lý tiềm ẩn. Việc hiểu rõ nguyên nhân gây ho ngứa cổ họng là bước quan trọng để lựa chọn cách xử lý phù hợp và hiệu quả tại nhà.

Tác nhân bên ngoài

    • Một số yếu tố môi trường hoặc thói quen sinh hoạt có thể gây kích ứng vùng họng, bao gồm:
    • Khói thuốc, bụi bẩn, phấn hoa, lông vật nuôi,… dễ làm cổ họng bị kích thích.
    • Thực phẩm dễ gây dị ứng như hải sản, đậu phộng,…
    • Thời tiết lạnh, hanh khô, đặc biệt khi chuyển mùa, khiến niêm mạc họng khô rát và dễ bị kích ứng.
    • Thói quen uống nước lạnh, ăn đồ lạnh hoặc ở trong môi trường điều hòa quá lâu.
    • Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc huyết áp,… có thể gây tác dụng phụ như ho khan, ngứa cổ, buồn nôn hoặc phát ban.

Nguyên nhân bệnh lý

Tình trạng ho và ngứa cổ họng cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề sức khỏe sau:

    • Viêm mũi dị ứng, viêm xoang, hoặc nhiễm trùng đường hô hấp do vi khuẩn, virus,… thường kèm theo ho, ngứa họng, hắt hơi, chảy mũi, nghẹt mũi.
    • Viêm họng, cảm lạnh, cúm thường đi kèm với ho, đau họng, sốt, nhức đầu và ngứa cổ họng.
    • Trào ngược dạ dày – thực quản khiến acid dạ dày trào ngược lên vùng họng, gây kích ứng và cảm giác ngứa kèm theo ho.

Ngoài ra, tình trạng mất nước, nói quá nhiều, hoặc vệ sinh răng miệng không tốt cũng có thể góp phần làm xuất hiện triệu chứng ho và ngứa họng.

Phương pháp điều trị ho ngứa cổ họng tại nhà

Tình trạng ho và ngứa cổ họng gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hằng ngày, vì thế nhiều người tìm đến các phương pháp cải thiện đơn giản tại nhà. Nếu bạn đang gặp tình trạng này, có thể thử một số cách sau:

Uống nước ấm giúp làm dịu cổ họng

Cách điều trị ho ngứa cổ tại nhà
Cách điều trị ho ngứa cổ tại nhà

Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, nước ấm có tác dụng làm dịu niêm mạc họng, giảm cảm giác ngứa và hạn chế ho. Bạn có thể pha thêm nước cốt chanh và mật ong để tăng hiệu quả. Chanh và mật ong không chỉ làm dịu cổ họng mà còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Ngoài ra, súc miệng bằng nước muối ấm loãng 2 lần/ngày cũng là cách hiệu quả để sát khuẩn và giảm kích ứng họng. Lưu ý không nên uống nước muối khi đang súc miệng.

Xông hơi bằng tinh dầu thiên nhiên

Xông hơi với các loại tinh dầu như bạc hà, khuynh diệp hoặc dầu tràm giúp làm ấm cơ thể, giảm nghẹt mũi, ho và ngứa họng. Bạn chỉ cần nhỏ vài giọt tinh dầu vào chậu nước nóng, trùm khăn kín đầu và xông trong khoảng 15–20 phút. Tuy nhiên, hãy cẩn thận với nhiệt độ để tránh bỏng hơi.

Uống trà thảo mộc giúp giảm ho

Trà thảo mộc từ lá bạch quả, cam thảo hoặc cải ngựa là lựa chọn tốt để hỗ trợ giảm ho, ngứa cổ. Nên uống khi trà còn ấm và có thể cho thêm 1 muỗng mật ong để tăng hiệu quả.

Ngoài ra, các loại trà gừng, trà chanh mật ong cũng rất phù hợp để làm dịu cổ họng. Trường hợp bạn bị trào ngược dạ dày – thực quản, có thể dùng tinh bột nghệ pha với mật ong và nước ấm mỗi ngày để hỗ trợ cải thiện triệu chứng.

Lưu ý khi trị ho ngứa cổ họng tại nhà

Bên cạnh các phương pháp hỗ trợ tại nhà, bạn cần lưu ý:

    • Duy trì độ ẩm không khí: Dùng máy tạo ẩm để hạn chế khô họng.
    • Tránh tác nhân gây kích ứng: Hạn chế tiếp xúc với bụi, phấn hoa, khói thuốc, không khí ô nhiễm.
    • Giữ ấm cơ thể: Đặc biệt là vùng cổ khi trời lạnh hoặc giao mùa, tránh ngồi máy lạnh lâu.
    • Kiêng thực phẩm dễ gây kích ứng: Tránh nước đá, đồ lạnh, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ.
    • Tăng cường đề kháng: Ăn uống lành mạnh, tập thể dục, uống nhiều nước, bổ sung nước ép rau củ quả tươi.

Lưu ý, những cách trên chỉ phù hợp với tình trạng nhẹ. Nếu triệu chứng kéo dài, đi kèm sốt, đau họng nặng, bạn nên đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/