Các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ ba mẹ cần biết

40

Do hệ miễn dịch của trẻ nhỏ chưa phát triển hoàn thiện, việc bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân có hại từ môi trường bên ngoài là rất quan trọng. Bổ sung các loại vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ được nhiều phụ huynh ưu tiên. Vậy, đâu là các loại vitamin cần thiết và điều gì cần lưu ý khi sử dụng?

Bổ sung tăng sức đề kháng cho trẻ luôn được các phụ huynh ưu tiên
Bổ sung tăng sức đề kháng cho trẻ luôn được các phụ huynh ưu tiên

Những vitamin tăng sức đề kháng cho trẻ ba mẹ cần biết

Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, để nâng cao sức đề kháng cho bé, ba mẹ thường kết hợp nhiều phương pháp như tăng cường vận động, áp dụng chế độ ăn uống cân đối, duy trì lịch trình sinh hoạt khoa học, và tuân thủ tiêm phòng đúng lịch trình. Trong số các biện pháp này, việc bổ sung các loại vitamin để tăng sức đề kháng là một phần không thể thiếu.

Vitamin A

Vitamin A quan trọng cho sức khỏe của trẻ nhỏ, giúp duy trì sự bài tiết ổn định và ngăn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Bổ sung đầy đủ vitamin A giúp tránh mệt mỏi, chậm phát triển và nguy cơ biến chứng từ bệnh sởi. Bộ Y tế tổ chức chương trình uống vitamin A liều cao hàng năm cho trẻ từ 6 – 36 tháng tuổi. Bố mẹ có thể bổ sung vitamin A qua thực phẩm như trứng, thịt, cá, rau dền, rau ngót, dầu gấc, cà rốt, đu đủ,… Nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng các sản phẩm bổ sung vitamin A.

Vitamin C

Vitamin C quan trọng cho hệ miễn dịch và làm lành vết thương. Nó giúp da khỏe mạnh và chống lại vi khuẩn. Khả năng chống oxi hóa của nó cũng ngăn ngừa bệnh tim mạch và hỗ trợ hấp thụ các loại vitamin khác. Thiếu hụt vitamin C có thể gây ra tăng nguy cơ chậm phát triển và còi xương. Bạn có thể tìm thấy vitamin C trong trái cây như cam, chanh, bưởi, quýt, ổi và trong rau củ như cà chua, súp lơ, rau dền,…

Vitamin D

Vitamin D đóng vai trò quan trọng trong phát triển của nhiều hệ cơ quan trong cơ thể như hệ miễn dịch, hệ xương khớp, hệ thần kinh, hệ tuần hoàn và hệ tiêu hoá. Nó giúp ngăn ngừa còi xương, hạn chế suy dinh dưỡng và thúc đẩy hấp thụ dinh dưỡng. Ánh nắng mặt trời là nguồn vitamin D tốt nhất cho cơ thể trẻ, kèm theo chế độ ăn uống và bổ sung từ thực phẩm chức năng. Bên cạnh việc bổ sung từ trứng, sữa, hoặc viên uống vitamin D, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 15 – 30 phút mỗi ngày, đặc biệt là vào buổi sáng, là cách hiệu quả để cung cấp vitamin D cho bé.

Vitamin E

Các loại vitamin giúp tăng cường sức đề kháng cho trẻ

Cô Lê Anh Đào – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, vitamin E giữ vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tế bào khỏi vi khuẩn và virus. Nó cũng thúc đẩy sự phát triển của các tế bào và ngăn chặn quá trình oxy hóa. Vitamin E thường được tìm thấy trong các loại dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu đậu phộng, dầu hạt hướng dương, dầu olive,… và một số loại rau củ quả như bông cải xanh, rau bina, rau chân vịt, cải ngọt, mồng tơi, rau dền,…

Vitamin B

Các vitamin B6 và B9, hai thành viên của nhóm vitamin B, đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp tế bào trước khi tham gia vào xây dựng hệ miễn dịch. Khi thiếu hụt nhóm vitamin B, quá trình này bị hạn chế và gây giảm khả năng bảo vệ của hệ thống miễn dịch. Các vitamin B thường được bổ sung thông qua các thực phẩm như ngũ cốc, hạt hạnh nhân, hạt óc chó, mắc ca, yến mạch, lúa mì, cám gạo,…

Bổ sung vitamin tăng đề kháng cho trẻ cần lưu ý gì?

Nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ cho bé và chỉ bổ sung các loại vitamin tăng sức đề kháng khi có sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tránh lạm dụng sản phẩm bổ sung vitamin để ngăn ngừa nguy cơ ngộ độc hoặc tác động tiêu cực đến sức khỏe của bé.

Không tự ý cho trẻ sử dụng các sản phẩm thực phẩm chức năng bổ sung vitamin khi không cần thiết hoặc không có sự tư vấn từ chuyên gia.

Đối với trẻ có tình trạng thiếu hụt sức đề kháng ở mức độ nhẹ và không ảnh hưởng đến sức khỏe, nên bổ sung vitamin tăng cường sức đề kháng thông qua chế độ ăn hàng ngày.

Khi trẻ thể hiện các dấu hiệu mệt mỏi, uể oải kèm theo triệu chứng bệnh như sốt, ho, sổ mũi, đau bụng,… nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để kiểm tra sức khỏe và điều trị kịp thời.

Khi thay đổi khẩu phần ăn hoặc sử dụng thuốc bổ sung vitamin, cần theo dõi sức khỏe của bé thường xuyên trong giai đoạn ban đầu để phòng tránh các phản ứng dị ứng.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn