Nám hỗn hợp là gì? Nguyên nhân và phương pháp cải thiện

11

Nám hỗn hợp là một trong những dạng nám da phổ biến, thường xuất hiện ở phụ nữ – đặc biệt sau tuổi 30. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn khiến nhiều chị em cảm thấy tự ti, lo lắng. Trong bài viết sau, hãy cùng tìm hiểu tổng quan về nám hỗn hợp và những phương pháp điều trị hiệu quả giúp cải thiện làn da.

Nám hỗn hợp là một trong những dạng nám da phổ biến
Nám hỗn hợp là một trong những dạng nám da phổ biến

Nguyên nhân gây ra nám hỗn hợp

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nám da được phân thành ba loại phổ biến: nám mảng, nám sâu và nám hỗn hợp. Trong đó, nám hỗn hợp là sự kết hợp giữa nám mảng và nám sâu, thường xuất hiện ở các vùng như quanh mắt, trán, hai bên má và sống mũi. Loại nám này có đặc điểm khó điều trị và dễ tái phát.

Nguyên nhân gây nám hỗn hợp có thể đến từ nhiều yếu tố, phổ biến gồm:

    • Yếu tố di truyền: Nếu cha mẹ có tiền sử bị nám, nguy cơ con cái mắc phải tình trạng này có thể lên đến 20–70%.
    • Rối loạn nội tiết tố: Thường gặp ở phụ nữ mang thai, sau sinh, tiền mãn kinh hoặc mãn kinh do sự thay đổi estrogen dẫn đến tăng sản xuất melanin.
    • Tác động từ ánh nắng mặt trời: Tia UV kích thích hắc tố melanin hoạt động mạnh, khiến các vết nám xuất hiện và sậm màu hơn.
    • Căng thẳng kéo dài: Stress làm tăng hormone cortisol, gây mất cân bằng nội tiết, làm da yếu và dễ bị nám.
    • Lạm dụng mỹ phẩm: Sử dụng sản phẩm không rõ nguồn gốc hoặc chứa thành phần gây hại có thể khiến da bị tổn thương và dẫn đến nám.
    • Tác dụng phụ của thuốc: Một số thuốc như kháng sinh hoặc thuốc tránh thai có thể làm tăng nguy cơ bị nám nếu dùng lâu dài.
    • Nguyên nhân khác: Bao gồm lão hóa da, rối loạn chức năng gan, chế độ ăn uống không lành mạnh, thiếu ngủ hoặc sinh hoạt thiếu điều độ.

Phương pháp điều trị nám hỗn hợp

Phương pháp điều trị nám hỗn hợp
Phương pháp điều trị nám hỗn hợp

Dùng kem chống nắng: Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, đây là bước không thể thiếu trong quá trình điều trị nám. Nên chọn kem chống nắng có chỉ số SPF cao và sử dụng hằng ngày, ngay cả khi ở trong nhà hoặc không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Sản phẩm đặc trị: Các sản phẩm chuyên dụng giúp loại bỏ melanin tích tụ, ngăn chặn sản sinh sắc tố mới, đồng thời hỗ trợ tái tạo collagen và tăng độ đàn hồi cho da.

Mẹo dân gian: Các nguyên liệu thiên nhiên như nghệ, chanh, tía tô, bí đao… có thể giúp làm mờ nám nếu kiên trì áp dụng lâu dài. Phương pháp này an toàn và dễ thực hiện tại nhà.

Ứng dụng công nghệ thẩm mỹ:

    • Lột da bằng hóa chất: Kích thích bong lớp da cũ, loại bỏ sắc tố sạm màu, tái tạo da mới sáng mịn.
    • Mài mòn da vi điểm: Tác động lên lớp biểu bì giúp loại bỏ tổn thương và cải thiện bề mặt da.
    • Điều trị bằng laser: Dùng tia laser phù hợp để phá hủy melanin và ngăn ngừa hình thành nám mới.
    • Liệu pháp ánh sáng: Ánh sáng cường độ cao giúp làm mờ vết nám và cải thiện độ sáng mịn của làn da.

Những lưu ý khi phòng ngừa nám hỗn hợp

Dùng kem chống nắng mỗi ngày với chỉ số SPF từ 30 trở lên, kể cả khi không tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.

Che chắn da kỹ càng khi ra ngoài bằng nón rộng vành, khẩu trang, kính râm…

Uống đủ nước (khoảng 2 lít mỗi ngày) giúp da giữ ẩm và khỏe mạnh.

Ăn uống lành mạnh, tăng cường rau xanh và trái cây để bổ sung vitamin, chống lão hóa và hạn chế hình thành nám.

Tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và giảm căng thẳng để cân bằng nội tiết tố.

Chọn mỹ phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, tránh sản phẩm chứa chất dễ gây kích ứng.

Thăm khám bác sĩ da liễu khi xuất hiện vấn đề về da để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn