U lạc nội mạc tử cung là gì? Cách điều trị và phòng ngừa

17

Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ thì có 1 người được chẩn đoán mắc u lạc nội mạc tử cung – căn bệnh phụ khoa phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí dẫn đến vô sinh. Cùng tìm hiểu chi tiết cách điều trị và phòng ngừa hiệu quả qua bài viết sau.

U lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
U lạc nội mạc tử cung là căn bệnh phụ khoa phổ biến có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản

Tìm hiểu về u lạc nội mạc tử cung

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trong mỗi chu kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc tử cung bong ra và theo máu kinh ra ngoài. Tuy nhiên, vì một số lý do, mô nội mạc có thể trào ngược và bám vào các cơ quan khác trong vùng chậu hoặc ổ bụng, phát triển thành khối u. Khi các mảng này nằm trong cơ tử cung, được gọi là u lạc nội mạc tử cung trong cơ tử cung.

Hiện chưa xác định rõ nguyên nhân chính gây bệnh, nhưng một số yếu tố nguy cơ bao gồm:

    • Kinh nguyệt trào ngược: Khi máu kinh chảy ngược vào ổ bụng khiến mô nội mạc bám lại;
    • Di truyền: Người có người thân mắc bệnh có nguy cơ cao hơn;
    • Rối loạn miễn dịch: Hệ miễn dịch không tiêu diệt mô nội mạc nằm sai vị trí;
    • Nội tiết tố: Estrogen cao có thể kích thích sự phát triển của mô nội mạc;
    • Phẫu thuật: Một số ca phẫu thuật vùng bụng có thể khiến tế bào nội mạc dính và phát triển sai vị trí.

Triệu chứng điển hình của u lạc nội mạc tử cung là đau vùng chậu – nhất là trước và trong kỳ kinh, kèm theo đau khi quan hệ, đầy bụng, rối loạn kinh nguyệt, khó thụ thai,… Tuy nhiên, vẫn có trường hợp không có triệu chứng rõ ràng và chỉ phát hiện khi khám phụ khoa hoặc siêu âm.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, u lạc nội mạc tử cung có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt là ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, thậm chí gây vô sinh.

Điều trị u lạc nội mạc tử cung như thế nào?

Khi có dấu hiệu nghi ngờ u lạc nội mạc tử cung, chị em nên đến cơ sở y tế để được chẩn đoán chính xác. Việc điều trị sẽ tùy thuộc vào mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe. Một số phương pháp phổ biến gồm:

Dùng thuốc giảm đau

Điều trị u lạc nội mạc tử cung

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) như ibuprofen hoặc naproxen giúp giảm đau. Tuy nhiên, không nên tự ý dùng hoặc thay đổi liều nếu chưa có chỉ định của bác sĩ.

Điều trị nội tiết

Giúp ức chế hormone estrogen, làm chậm sự phát triển của mô lạc nội mạc tử cung. Thuốc thường dùng gồm thuốc tránh thai kết hợp hoặc chứa progestogen. Tuy nhiên, triệu chứng có thể tái phát sau khi ngừng thuốc.

Phẫu thuật bảo tồn

Phẫu thuật nội soi ổ bụng là phương pháp ít xâm lấn, giúp loại bỏ các mô lạc nội mạc nhưng vẫn bảo tồn khả năng sinh sản.

Cắt tử cung hoặc buồng trứng

Áp dụng khi các phương pháp khác không hiệu quả. Sau phẫu thuật này, người bệnh sẽ mất khả năng mang thai.

Đốt sóng cao tần

Là phương pháp hiện đại, sử dụng nhiệt để phá hủy khối u trong cơ tử cung một cách hiệu quả, ít xâm lấn.

Phương pháp phòng ngừa u lạc nội mạc tử cung

Để ngăn ngừa hiệu quả u lạc nội mạc tử cung, chị em nên lưu ý một số biện pháp sau:

    • Duy trì thói quen vận động thường xuyên: Tập thể dục ít nhất 4 giờ mỗi tuần giúp kiểm soát lượng mỡ trong cơ thể, góp phần làm giảm nồng độ estrogen – hormone có liên quan đến sự phát triển của u lạc nội mạc tử cung.
    • Hạn chế sử dụng rượu và đồ uống chứa caffein: Việc tiêu thụ nhiều rượu và caffeine có thể làm gia tăng mức estrogen, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
    • Thiết lập chế độ dinh dưỡng khoa học: Bổ sung đa dạng các loại rau xanh, trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt vào thực đơn hàng ngày, đặc biệt chú trọng nhóm thực phẩm giàu vitamin D để hỗ trợ cân bằng nội tiết tố và nâng cao sức đề kháng.
    • Quản lý căng thẳng và đảm bảo giấc ngủ: Tránh stress kéo dài, ngủ đủ giấc và có thời gian nghỉ ngơi hợp lý giúp cơ thể hồi phục và điều hòa hoạt động nội tiết một cách tự nhiên.
    • Thận trọng khi lựa chọn phương pháp tránh thai nội tiết: Tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng các biện pháp tránh thai như thuốc viên, miếng dán hoặc vòng nội tiết, bởi đây có thể là yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành u lạc nội mạc tử cung.
    • Khám phụ khoa định kỳ: Việc thăm khám sức khỏe sinh sản thường xuyên giúp phát hiện sớm các bất thường, từ đó có phương án phòng ngừa và điều trị kịp thời, phù hợp với tình trạng sức khỏe cá nhân.

Chủ động chăm sóc sức khỏe và lắng nghe cơ thể chính là cách tốt nhất để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc u lạc nội mạc tử cung.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/