Nhà trường có “rắn quá” khi sinh viên bị đình chỉ học?

778

Nhìn vào danh sách hàng nghìn sinh viên bị cảnh báo, thậm chí bị buộc thôi học hằng năm ở các trường đại học khiến không ít người ngạc nhiên và đặt câu hỏi, trường có quá rắn khi cho sinh viên thôi học?

Nhà trường có “rắng quá” khi sinh viên bị đình chỉ học?

Nhà trường có “rắng quá” khi sinh viên bị đình chỉ học?

Chỉ cần tốt nghiệp THPT, học sinh đã có thể bước vào giảng đường ĐH

Theo đánh giá của giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, việc áp dụng kỳ thi THPT Quốc gia và các trường đại học được tự chủ trong tuyển sinh tạo cơ hội cho học sinh bước chân vào con đường đại học, thậm chí chỉ cần có học lực trung bình khá cũng có thể trúng tuyển thông qua hình thức xét tuyển qua học bạ THPT. Chỉ cần tốt nghiệp THPT, học sinh đã có thể bước vào giảng đường đại học. Mà tỷ lệ tốt nghiệp THPT luôn ở mức cao, nhiều địa phương thậm chí đạt 100%. Nhiều năm gần đây, dù điểm chuẩn ở mức thấp, nhưng nhiều trường vẫn không tuyển đủ chỉ tiêu.

Chỉ cần tốt nghiệp THPT, học sinh đã có thể bước vào giảng đường ĐH

Chỉ cần tốt nghiệp THPT, học sinh đã có thể bước vào giảng đường ĐH

Bên cạnh đó, điều đáng nói không chỉ hàng chục mà có hàng trăm sinh viên rơi vào tình trạng “báo động” này cho thấy thực trạng đáng báo động việc sinh viên không đáp ứng yêu cầu chương trình đại học hoặc bỏ bê việc học. Mới đây nhất, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TPHCM vừa buộc thôi học 438 sinh viên, trong đó số thuộc hệ đào tạo chất lượng cao chiếm nhiều nhất với 228 người. Lý do trường đưa ra là những sinh viên này không nộp bản gốc bằng tốt nghiệp THPT để kiểm tra và đối chiếu hồ sơ.

Áp dụng kỷ luật mạnh là cần thiết?

Theo chia sẻ của nhiều giảng viên Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, lý do của sinh viên bị cảnh cáo, đình chỉ học, buộc thôi học chủ yếu là do các em mải chơi, và chương trình học hiện nay đã được thiết kế phù hợp với ngưỡng “đầu vào” của các em. Nghĩa là để trúng tuyển, các em đều có năng lực, còn nếu theo kịp hay không phụ thuộc vào ý thức học tập của chính các em. Nhiều sinh viên, nhất là những em xa gia đình thiếu sự kèm cặp, bảo ban dẫn đến chơi điện tử, làm thêm mà không tập trung vào việc học.

Bên cạnh đó, không chỉ riêng một số trường mà  khâu siết chặt “đầu ra” hiện nay cũng khá phổ biến tại các trường đại học, nhất là trong các trường có tiếng trong việc đào tạo. Theo một số trường đại học, lý do các trường muốn siết chặt kỷ luật hiện nay cũng một phần tâm lý của sinh viên chưa nghiêm túc trong việc học, ngoài ra yếu tố sinh viên ra trường có việc làm, được xã hội đánh giá cao sẽ làm tăng uy tín và tạo sức hút của trường trong công tác tuyển sinh. Xem thêm thông tin: Đi du học điều dưỡng Nhật BảnÁp dụng kỷ luật mạnh là cần thiết?

Áp dụng kỷ luật mạnh là cần thiết?

Ủng hộ các trường đại học hiện nay cần phải “rắn” đối với sinh viên mải chơi, không màng việc học, nhiều chia sẻ trên trang tin Cao đẳng Xét nghiệm Đồng Nai cho biết, nhiều sinh viên có tư tưởng lệch lạc là vào đại học để chơi, sa đà vào ăn chơi, tệ nạn xã hội… Nhiều sinh viên vào đại học mà không biết mình học để làm gì, giúp ích gì cho xã hội. Do đó, ngoài công tác giáo dục, tuyên truyền nâng cao ý thức, xây dựng lý tưởng học tập. Cũng cần kỷ luật nghiêm minh, có chế tài xử lý các trường hợp sinh viên vi phạm các quy định của nhà trường. Ngoài ra, lãnh đạo một số trường đại học cũng cho hay, chuyện sinh viên bị cảnh cáo, đình chỉ, đuổi học là chuyện “bình thường” hàng năm. Ngoài chuyện điểm số ở môn học, còn nhiều sinh viên bị cấm thi, đuổi học vì học hộ, thi hộ, hay vắng mặt quá số buổi theo quy định. Ngoài ra, một số trường cũng đặt cao tính kỷ luật với sinh viên trong giữ gìn ý thức vệ sinh, môi trường, thậm chí là chuyện trang phục, sử dụng điện thoại trong giờ học…

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn