Vấn nạn bạo lực học đường vẫn là nhức nhối trong nền giáo dục

1176

Trường học vẫn chưa phải là nơi an toàn khi các em vẫn bị kỳ thị, tẩy chay, bạo lực vì khác biệt. Do vậy, từ bỏ bạo lực là thông điệp mạnh mẽ của Ngày văn hóa hòa bình ở Việt Nam.

Vấn nạn bạo lực học đường vẫn là nhức nhối trong nền giáo dục

Vấn nạn bạo lực học đường vẫn là nhức nhối trong nền giáo dục

Câu chuyện đáng “ ngẫm” trong thời học sinh

Theo nhiều chia sẻ trên trang tin Cao đẳng Y Dược TPHCM, có nhiều sinh viên của một số trường ĐH đã chia sẻ với các chuyên gia giáo dục câu chuyện của thời học sinh của mình: Năm lớp 9, cô chuyển sang ngôi trường mới. Càng cố hòa nhập, cô càng bị trêu chọc, cô lập. Các bạn học mới không cho phép cô học giỏi hoặc nổi bật hơn người khác. Nhưng khi thu mình lại, cô vẫn bị cô lập vì “không biết điều”. Cô chịu đựng nhiều kiểu bạo lực tinh thần mà gần như không có sự can thiệp giúp đỡ. Cuối cùng, cô đã chọn cách đánh lại bất cứ ai trêu chọc mình và cũng không ít lần bị no đòn. Vào đại học, những tổn thương của ký ức đầy đau khổ, bạo lực đó vẫn ám ảnh cô.

Chia sẻ của sinh viên này là một trong những bày tỏ của các bạn HS-SV khi tham gia các diễn đàn “Ngôi trường của tôi”, “Tôi khác biệt” do các thầy cô có uy tín là TS Bùi Trân Phượng, TS Nguyễn Đức Lộc, TS Phạm Quốc Lộc, TS-BS Lê Minh Công chủ trì. Các diễn đàn này là một trong các hoạt động diễn ra trong Ngày văn hóa hòa bình được lần tổ chức tại TP.HCM ngày 13-10, thu hút sự tham gia của đông đảo các em HS-SV, những tổ chức hoạt động cộng đồng. Ngày văn hóa hòa bình Việt Nam do Quỹ Hòa bình và phát triển TP.HCM và Ủy ban Hòa bình TP.HCM tổ chức. Xem thêm thông tin: Đi du học điều dưỡng Nhật Bản

Bạo lực chỉ là chuyện đùa của học sinh

Chia sẻ với những HS-SV đã từng bị tấn công về thể chất hoặc tinh thần do sự khác biệt, thầy giáo Phạm Văn Huân (Trường THPT Nguyễn Thông, Vĩnh Long) cho biết, có nhiều em HS có giới tính khác với số đông cũng bị kỳ thị. Ngay cả thầy cô cũng thiếu cảm thông với các em.

Bạo lực chỉ là chuyện đùa của học sinh

Bạo lực chỉ là chuyện đùa của học sinh

Ngoài ra, cũng có nhiều câu chuyện cho hay, chính bản thân mình cũng đã từng tự tử hụt vài lần vì bị bạn bè tẩy chay, thầy cô không yêu mến, họ luôn cảm thấy lẻ loi, đau khổ. Theo giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Đồng Nai cho biết, những đối tượng này rất khó hòa nhập với bạn trang lứa bởi anh ngại giao tiếp. Họ đã từng bị gắn rất nhiều biệt danh rất xúc phạm, điều đó đeo đuổi anh cho đến khi vào ĐH. Một bạn khác của anh gặp vấn đề nghiêm trọng không kém là bị cô giáo lạnh nhạt. Do đó, nhiều người đã không nhìn nhận đúng về thực trạng bạo lực tinh thần trong trường học.

Vượt qua tổn thương để sống hòa bình

Theo ghi nhận của ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Đồng Nai, TS-BS Bùi Minh Công cho biết nhiều người dùng bạo lực với người khác bởi họ cần di chuyển cảm xúc tiêu cực của mình ra ngoài, bởi họ cũng là nạn nhân của bạo lực. Do đó, việc giúp đỡ các em cần phải có một quá trình lâu dài và đủ trách nhiệm để các em đủ năng lực từ bỏ bạo lực. Ngoài ra, TS Bùi Trân Phượng cũng cho rằng trong các mối quan hệ xung quanh, các em cũng ẩn chứa sẵn yếu tố bất bình đẳng. Ví dụ HS lớp lớn thì cảm thấy mình “uy quyền” đối với các em HS nhỏ hơn. HS ở thành phố cảm thấy mình “uy quyền” so với các em HS mới chuyển đến. Nhiều giáo viên thấy mình “có quyền” với HS. Nên cần quan tâm và gỡ bỏ những yếu tố bất bình đẳng trong các mối quan hệ để tránh dẫn đến bạo lực.

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn