Nhận biết 9 triệu chứng thận yếu ở phụ nữ thường gặp

25

Khi thận yếu và hoạt động kém, quá trình lọc máu và loại bỏ chất thải trở nên chậm chạp, điều này ở phụ nữ có thể gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là những dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ mà chị em cần lưu ý và thăm khám sớm để điều trị kịp thời.

Thận yếu ở phụ nữ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm
Thận yếu ở phụ nữ có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm

Thận yếu ở phụ nữ có những dấu hiệu gì?

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, khi thận yếu, chị em có thể gặp một số dấu hiệu sau:

    • Cơ thể mệt mỏi: Mệt mỏi kéo dài, đặc biệt khi làm việc hoặc tập luyện, kèm đau đầu, khó ngủ và khó tập trung.
    • Rối loạn kinh nguyệt: Kinh nguyệt không đều, ra nhiều máu hoặc trễ kinh thường xuyên, có thể là dấu hiệu thận yếu. Mãn kinh sớm cũng liên quan đến tình trạng này.
    • Giảm ham muốn: Thận yếu gây mệt mỏi, kéo dài rối loạn kinh nguyệt, làm giảm ham muốn tình dục, ảnh hưởng đến hôn nhân.
    • Khó mang thai: Thận yếu ảnh hưởng đến sinh lý và khả năng thụ thai, tăng nguy cơ sảy thai và sinh non.
    • Đi tiểu nhiều: Đi tiểu nhiều lần, đặc biệt vào ban đêm, nước tiểu sẫm màu hoặc sủi bọt là dấu hiệu đặc trưng của thận yếu.
    • Đau lưng dưới: Đau âm ỉ ở lưng dưới, gần vùng thận có thể là dấu hiệu của viêm hoặc sỏi thận.
    • Da xấu: Da khô, xỉn màu, kèm ngứa, do độc tố tích tụ trong cơ thể khi thận không hoạt động tốt.
    • Rụng tóc: Tóc khô, yếu, gãy rụng nhiều do tuyến thượng thận suy giảm, sản xuất không đủ hormone.
    • Sưng mặt, tay, chân: Sưng phù do thận không đào thải hiệu quả nước và muối.

Nguyên nhân nào gây thận yếu ở phụ nữ?

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thận yếu ở phụ nữ
Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng thận yếu ở phụ nữ

Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, ngoài việc nhận biết các dấu hiệu thận yếu ở phụ nữ, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra tình trạng này để có phương pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả. Dưới đây là một số nguyên nhân chính:

    • Tuổi tác: Càng lớn tuổi, các cơ quan trong cơ thể dần suy yếu do quá trình lão hóa tự nhiên và hệ miễn dịch hoạt động kém, làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm thận yếu.
    • Thói quen xấu: Những thói quen như ăn mặn, uống ít nước, hút thuốc lá, và nhịn tiểu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thận, dẫn đến suy giảm chức năng thận.
    • Sử dụng thuốc: Việc lạm dụng thuốc chống viêm, thuốc lợi tiểu, thuốc cao huyết áp trong thời gian dài có thể gây tổn thương gan thận, dẫn đến suy thận.
    • Bệnh lý: Thận yếu có thể là biến chứng của các bệnh lý như béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch, rối loạn lo âu và trầm cảm.

Phương pháp phòng ngừa thận yếu ở phụ nữ

Song song với việc nhận biết nguyên nhân và dấu hiệu thận yếu, chị em cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau để bảo vệ sức khỏe:

    • Duy trì thói quen ăn uống lành mạnh: Hạn chế muối trong bữa ăn hàng ngày, tăng cường rau xanh, trái cây và uống đủ nước để bảo vệ thận và duy trì huyết áp ổn định. Tránh tiêu thụ thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, cá hộp do chúng chứa nhiều muối và chất bảo quản. Hạn chế thuốc lá, rượu bia và các chất kích thích để bảo vệ sức khỏe toàn diện.
    • Tập thể dục thường xuyên: Tập luyện giúp tăng cường thể lực, phòng ngừa bệnh về thận và các bệnh mãn tính khác. Nên dành 30-60 phút mỗi ngày cho các hoạt động thể dục vừa sức để đạt hiệu quả tốt nhất.
    • Thận trọng khi dùng thuốc: Tất cả các loại thuốc đều có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách. Vì vậy, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc, và tránh lạm dụng các loại thuốc không kê đơn.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng: Tinh thần tiêu cực không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể mà còn làm tình trạng thận yếu nghiêm trọng hơn. Hãy duy trì tinh thần lạc quan, vui vẻ và tránh lo âu, mệt mỏi kéo dài.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn