Giảm bạch cầu là mối lo ngại vì có thể cảnh báo nhiều bệnh lý. Khi có dấu hiệu nghi ngờ, bệnh nhân nên đi khám sớm để tránh biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tính mạng.
Tình trạng giảm bạch cầu có nguy hiểm?
Theo Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, ở người khỏe mạnh, số lượng bạch cầu thường từ 150 – 450 Giga/L. Khi số lượng giảm dưới mức này, tình trạng giảm bạch cầu xảy ra. Có 4 dạng chính: do cyclic, bẩm sinh, tự phát hoặc bệnh tự miễn. Giảm bạch cầu có nguy hiểm, dù ban đầu ít triệu chứng rõ rệt, nhưng nếu chú ý kỹ, người bệnh có thể nhận thấy các dấu hiệu bất thường. Những dấu hiệu này cho thấy tình trạng đang trở nên nghiêm trọng và cần được xử lý kịp thời.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu, và đây cũng là những yếu tố giải thích tại sao giảm bạch cầu có thể nguy hiểm:
Các bệnh liên quan đến tế bào xương và máu: Các bệnh như hội chứng myelodysplastic, lách to hoặc thiếu máu bất sản đều có thể gây suy giảm sản xuất bạch cầu trong cơ thể, dẫn đến số lượng bạch cầu giảm mạnh.
Nhiễm virus: Một số loại virus như virus cúm, cảm lạnh có thể làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy xương, làm giảm số lượng bạch cầu trong máu. Ngoài ra, các bệnh nhiễm virus nghiêm trọng như lao hoặc HIV/AIDS cũng là nguyên nhân làm suy giảm bạch cầu.
Bệnh bạch cầu và ung thư: Bệnh bạch cầu hay các loại ung thư khác có thể gây tổn thương tủy xương, nơi sản xuất bạch cầu. Điều này làm gián đoạn chức năng sản xuất bạch cầu, gây ra tình trạng giảm bạch cầu nghiêm trọng.
Rối loạn bẩm sinh: Một số hội chứng bẩm sinh, như hội chứng Kostmann hay myelokathexis, gây suy giảm chức năng sản xuất bạch cầu ngay từ khi sinh.
Rối loạn miễn dịch: Trong một số trường hợp, hệ miễn dịch của cơ thể nhầm lẫn bạch cầu là thành phần ngoại lai và tấn công chính bạch cầu của cơ thể. Điều này gây ra các tình trạng như viêm khớp dạng thấp, bệnh Crohn hay lupus ban đỏ hệ thống, dẫn đến giảm số lượng bạch cầu.
Suy dinh dưỡng: Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, thiếu các dưỡng chất quan trọng như vitamin B12, đồng, folate, kẽm,… có thể ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình sản xuất bạch cầu trong cơ thể, gây ra tình trạng suy giảm bạch cầu.
Các phương pháp điều trị ung thư: Các phương pháp như xạ trị, hóa trị, và cấy ghép tủy xương đều có khả năng ức chế quá trình sản xuất bạch cầu trong tủy, làm giảm số lượng bạch cầu trong máu.
Pseudo leukopenia: Tình trạng này xuất hiện ở giai đoạn đầu của nhiễm trùng, khi một lượng lớn bạch cầu được huy động để tiêu diệt vi khuẩn, khiến số lượng bạch cầu trong máu tạm thời giảm.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc như thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc điều trị động kinh, bệnh đa xơ cứng, thuốc cai nghiện, kháng sinh và thuốc ức chế miễn dịch cũng có thể dẫn đến tình trạng giảm bạch cầu.
Phương pháp điều trị tình tạng giảm bạch cầu
Bạch cầu được chia thành các loại: bạch cầu lympho, bạch cầu đơn nhân, bạch cầu đa nhân và bạch cầu mono. Việc điều trị sẽ dựa trên loại bạch cầu nào bị giảm và nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là các phương pháp phổ biến trong điều trị giảm bạch cầu:
Phương pháp y khoa:
-
- Dùng thuốc: Thuốc kích thích sản xuất tế bào máu và điều trị nguyên nhân gây giảm bạch cầu, chẳng hạn như thuốc kháng nấm và kháng sinh.
- Ngừng các biện pháp gây giảm bạch cầu: Hóa trị, xạ trị có thể làm giảm bạch cầu. Để khắc phục, cần thay đổi phương pháp hoặc điều chỉnh tần suất điều trị nhằm cải thiện số lượng bạch cầu.
- Sử dụng protein đặc biệt: Giúp cơ thể sản xuất nhiều bạch cầu hơn.
Chăm sóc tại nhà:
-
- Chế độ dinh dưỡng: Cung cấp đầy đủ dưỡng chất, bao gồm rau củ quả tươi, thực phẩm giàu khoáng chất và uống đủ nước để tăng cường hệ miễn dịch.
- Nghỉ ngơi hợp lý: Thư giãn, tránh căng thẳng và thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng.
- Phòng tránh nhiễm trùng: Giảm bạch cầu khiến hệ miễn dịch yếu, dễ nhiễm trùng. Hạn chế nguy cơ tổn thương da, đeo khẩu trang khi ra ngoài và giữ vệ sinh cẩn thận, kể cả khi chải răng để tránh kích ứng nướu.
Những thông tin trên giúp giải đáp thắc mắc về mức độ nguy hiểm của giảm bạch cầu. Nếu có triệu chứng nghi ngờ, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, vì đây có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nguy hiểm mà khó nhận biết qua triệu chứng lâm sàng.