Chế độ ăn cho người máu nhiễm mỡ: Nên và không nên ăn gì?

74

Máu nhiễm mỡ không gây ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng theo thời gian, có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm. Vậy người bị máu nhiễm mỡ nên ăn gì và hạn chế gì để kiểm soát bệnh và ngăn ngừa biến chứng?

Máu nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm
Máu nhiễm mỡ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm

Tình trạng máu nhiễm mỡ nguy hiểm thế nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trước khi tìm hiểu về chế độ ăn phù hợp cho người bị máu nhiễm mỡ, hãy cùng điểm qua mức độ nguy hiểm của tình trạng này.

Máu nhiễm mỡ xảy ra khi các chỉ số triglycerid, cholesterol hoặc cholesterol LDL tăng cao bất thường. Hầu hết người bệnh không có triệu chứng rõ rệt và chỉ phát hiện qua xét nghiệm máu định kỳ hoặc khi biến chứng xuất hiện. Nếu không kiểm soát sớm, máu nhiễm mỡ có thể gây ra:

    • Xơ vữa động mạch: Mỡ tích tụ tạo mảng bám trong lòng mạch, cản trở lưu thông máu, làm tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
    • Tăng huyết áp: Lòng động mạch bị thu hẹp khiến tim phải hoạt động mạnh hơn, dễ dẫn đến suy tim, suy thận.
    • Tiểu đường: Mỡ máu cao góp phần gây kháng insulin, làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường type 2.
    • Viêm tụy: Khi mỡ máu quá cao, có thể gây viêm tụy cấp với triệu chứng đau bụng dữ dội, buồn nôn, có nguy cơ tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
    • Sỏi mật: Mỡ máu cao làm tăng nguy cơ hình thành sỏi mật, gây đau quặn, sốt cao, thậm chí viêm túi mật hoặc tắc ống mật.

Những thực phẩm người bệnh nên bổ sung

Rau xanh và trái cây

Nhóm thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp giảm hấp thụ cholesterol và hạn chế sự hình thành mảng bám trong lòng động mạch.

Một số loại rau xanh tốt cho người bị mỡ máu cao gồm: rau bina, cải xoăn, súp lơ xanh…

Ngoài ra, rau xanh còn giúp no lâu, hỗ trợ kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Giá đỗ

Đây là thực phẩm giàu protein, vitamin nhưng ít calo và không chứa chất béo, giúp điều chỉnh lượng cholesterol trong máu.

Giá đỗ cũng hỗ trợ tăng cường chuyển hóa chất béo, giúp kiểm soát mỡ máu hiệu quả hơn.

Giá đỗ có thể giúp kiểm soát mỡ máu
Giá đỗ có thể giúp kiểm soát mỡ máu

Ngũ cốc và các loại hạt

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, ngũ cốc nguyên cám, yến mạch và một số loại hạt như hạnh nhân, óc chó, mắc ca… chứa nhiều chất béo lành mạnh, giúp giảm cholesterol xấu và phòng bệnh tim mạch.

Đặc biệt, chất xơ hòa tan trong yến mạch có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần trong cơ thể.

Đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành

Đậu nành giàu protein và axit amin có lợi cho sức khỏe, đồng thời không chứa chất béo bão hòa và cholesterol, phù hợp cho người bị máu nhiễm mỡ.

Các chế phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu hũ… cũng rất tốt cho người bệnh.

Thịt trắng

Người bị máu nhiễm mỡ nên hạn chế tiêu thụ thịt đỏ và thay thế bằng thịt trắng như ức gà, vịt, cá…

Thịt trắng chứa nhiều axit béo không bão hòa giúp giảm cholesterol LDL và duy trì sức khỏe tim mạch.

Axit béo có lợi

Các axit béo omega-3 (có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá ngừ…) và omega-6 (có trong dầu thực vật) giúp giảm mỡ máu, phòng ngừa xơ cứng động mạch và cải thiện sức khỏe tim mạch.

Ngoài ra, dầu ô liu và dầu hạt lanh cũng là những lựa chọn tốt để bổ sung chất béo lành mạnh cho cơ thể.

Uống đủ nước

Việc bổ sung đủ nước mỗi ngày giúp cơ thể đào thải các chất béo dư thừa, hỗ trợ quá trình trao đổi chất và duy trì sức khỏe tổng thể.

Người bị máu nhiễm mỡ nên kiêng gì?

Bên cạnh việc bổ sung thực phẩm có lợi, người bị máu nhiễm mỡ cũng cần hạn chế những thực phẩm có thể làm tăng cholesterol xấu, ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Dưới đây là những thực phẩm nên tránh:

    • Thực phẩm giàu cholesterol và chất béo bão hòa: Hạn chế tiêu thụ phô mai, kem, mỡ lợn, xúc xích, trứng, gan, nội tạng động vật, thịt bò, sườn lợn,… vì chúng có thể làm tăng mỡ máu.
    • Đồ ăn nhanh và thực phẩm chiên rán: Khoai tây chiên, gà rán và các món ăn chứa chất béo no có thể ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa mỡ, làm tăng cholesterol và gây áp lực lên gan.
    • Đồ uống có cồn: Rượu bia làm suy giảm chức năng gan, cản trở quá trình loại bỏ cholesterol khỏi máu, khiến tình trạng máu nhiễm mỡ nghiêm trọng hơn.
    • Thực phẩm chứa nhiều đường: Siro, nước ngọt, bánh kẹo, đồ ăn nhanh, nước sốt,… có thể làm tăng mỡ máu và gây rối loạn chuyển hóa.
    • Thịt chế biến sẵn: Hạn chế giăm bông, xúc xích, thịt xông khói,… vì chúng chứa nhiều chất bảo quản và chất béo không lành mạnh.

Ngoài ra, người bệnh cũng nên bỏ thói quen hút thuốc lá, hạn chế ăn mặn, ngủ đủ giấc và duy trì tập luyện để kiểm soát mỡ máu tốt hơn.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn