Cải thiện gan nhiễm mỡ: Uống gì và kiêng gì?

7

Gan nhiễm mỡ không gây ảnh hưởng ngay lập tức, nhưng nếu không điều trị, có thể dẫn đến xơ gan, viêm gan, và ung thư gan. Ngoài việc dùng thuốc, người bệnh cần chú ý chế độ ăn uống và kiêng cữ những thực phẩm không tốt để cải thiện tình trạng này.

Người bệnh gan nhiễm mỡ cần chú ý chế độ ăn uống
Người bệnh gan nhiễm mỡ cần chú ý chế độ ăn uống

Tìm hiểu về gan nhiễm mỡ

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, gan nhiễm mỡ là một bệnh lý thường không có triệu chứng rõ ràng và thường chỉ được phát hiện qua các đợt khám sức khỏe định kỳ. Đây là tình trạng tích tụ mỡ thừa trên gan, chiếm hơn 5% trọng lượng của gan. Mặc dù gan nhiễm mỡ không có dấu hiệu cụ thể, nhưng nó cảnh báo nguy cơ tổn thương gan và các biến chứng như xơ gan, viêm gan, và ung thư gan. Các nguyên nhân gây gan nhiễm mỡ có thể bao gồm: chế độ ăn uống không lành mạnh, thừa cân, béo phì, uống rượu bia thường xuyên, tiền sử bệnh gan, di truyền, hoặc chức năng gan suy giảm do tuổi tác.

Dấu hiệu nhận biết gan nhiễm mỡ

Mặc dù gan nhiễm mỡ thường chỉ được phát hiện khi khám sức khỏe, bệnh lý này cũng có một số triệu chứng có thể chú ý như:

    • Khó tiêu, chướng bụng
    • Buồn nôn hoặc nôn
    • Cơ thể mệt mỏi, thiếu sức
    • Chán ăn
    • Đau âm ỉ vùng bụng dưới xương sườn
    • Vàng da và mắt
    • Nước tiểu màu vàng sậm hoặc cam.

Người bị gan nhiễm mỡ nên uống gì?

Để hỗ trợ cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, ngoài việc dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, thay đổi chế độ sinh hoạt và chế độ ăn uống là rất quan trọng. Dưới đây là một số gợi ý về các loại thức uống bạn có thể tham khảo:

Trà xanh

Trà xanh chứa cafein giúp kích thích quá trình chuyển hóa chất béo, giảm cholesterol xấu ảnh hưởng đến gan. Chất chống oxy hóa EGCG trong trà xanh giúp tăng cường chuyển hóa và có khả năng kháng viêm. Bạn có thể uống 2-3 tách trà xanh mỗi ngày.

Nước ép rau củ quả

Các loại thức uống người bị gan nhiễm mỡ nên uống
Các loại thức uống người bị gan nhiễm mỡ nên uống

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, các loại nước ép từ rau củ như cải xoăn, cần tây, bưởi, cà rốt, giúp tăng cường tiêu hóa và chuyển hóa chất béo. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống khoảng 200-300ml mỗi ngày để tránh lạm dụng.

Bột nghệ

Nghệ chứa các hoạt chất chống viêm, oxy hóa và hỗ trợ bảo vệ gan. Bạn có thể uống trà nghệ hoặc tinh bột nghệ pha với nước ấm và mật ong để dễ uống.

Trà hoa bồ công anh

Trà bồ công anh giúp cải thiện chức năng gan, kích thích tiêu hóa và ngăn ngừa viêm gan, xơ gan nhờ khả năng chống oxy hóa. Đây cũng là một lựa chọn hữu ích để bảo vệ gan.

Diệp hạ châu

Trà diệp hạ châu giúp thúc đẩy tiêu hóa, hạn chế mỡ thừa, cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ. Bạn có thể uống trà diệp hạ châu sau bữa ăn và tránh uống vào chiều tối để tránh tiểu đêm.

Cà gai leo

Cà gai leo có tác dụng hỗ trợ ngăn ngừa xơ gan và viêm gan, giúp giảm mỡ máu và bảo vệ gan khỏi tổn thương. Trà cà gai leo có thể dùng hàng ngày để cải thiện sức khỏe gan.

Lưu ý: Các gợi ý trên chỉ mang tính tham khảo. Trước khi sử dụng, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo chế độ ăn uống phù hợp và liều lượng chính xác.

Các loại thức uống cần hạn chế khi bị gan nhiễm mỡ

Bia rượu và các thức uống có cồn là những điều cấm kỵ đối với bệnh nhân gan nhiễm mỡ vì chúng tăng áp lực lên gan, gây tổn thương tế bào và có thể dẫn đến viêm gan, xơ gan.

Thức uống có ga chứa nhiều đường, gây dư thừa năng lượng và chuyển hóa thành chất béo tích tụ ở gan, làm tình trạng gan nhiễm mỡ trở nên nghiêm trọng hơn. Ngoài ra, thường xuyên uống nước có ga cũng ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, đường huyết và thận.

Nước hoa quả nhiều đường cũng cần được hạn chế để tránh làm tăng đường trong máu, dẫn đến tiểu đường, béo phì và tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ trở nên nặng hơn. Nên chọn các loại hoa quả có vị chua và hạn chế thêm đường.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu hơn về gan nhiễm mỡ, những thức uống nên và không nên sử dụng. Gan nhiễm mỡ có ít triệu chứng rõ ràng nhưng có thể dẫn đến các biến chứng như viêm gan, xơ gan hoặc ung thư gan. Vì vậy, bên cạnh việc tham khảo thông tin, bệnh nhân cũng nên thực hiện tầm soát và kiểm tra sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng để phát hiện sớm bất thường.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn