Bí quyết chữa ho có đờm tại nhà an toàn và hiệu quả

12

Ho có đờm là vấn đề phổ biến, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ, gây cảm giác khó chịu và mệt mỏi, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Nếu bạn đang tìm cách trị ho nhanh chóng mà không mất nhiều thời gian, hãy tham khảo các phương pháp trị ho có đờm tại nhà an toàn và hiệu quả dưới đây.

Ho có đờm là tình trạng phổ biến
Ho có đờm là tình trạng phổ biến

Ho có đờm là do nguyên nhân nào?

Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, ho là phản xạ tự nhiên của cơ thể để loại bỏ dịch tiết và dị vật trong cổ họng, phế nang. Trong điều kiện bình thường, đường hô hấp có lớp nhầy bảo vệ niêm mạc, ngăn ngừa tác nhân từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi cơ thể bị xâm nhập bởi các tác nhân gây viêm hoặc yếu tố môi trường có hại, lớp nhầy này tiết ra nhiều hơn, trở nên đặc quánh và tạo thành đờm. Ho có đờm là phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ dịch tiết, giúp thông thoáng đường hô hấp.

Ho có đờm có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

    • Cảm cúm, cảm lạnh: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất gây ho có đờm, khi cơ thể tăng tiết chất nhầy để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
    • Các bệnh lý đường hô hấp trên: Như viêm mũi họng, viêm amidan, viêm xoang, viêm thanh quản.
    • Viêm phế quản cấp hoặc mạn tính: Tình trạng viêm niêm mạc phế quản có thể gây ho có đờm kéo dài và tái phát.
    • Viêm phổi: Nhiễm trùng phổi khiến cơ thể tiết ra nhiều đờm, có thể có màu xanh, vàng hoặc lẫn máu nếu nhiễm trùng nặng.
    • Các bệnh phổi khác: Như hen phế quản, giãn phế quản, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

Phương pháp điều trị ho có đờm

Đối với những trường hợp ho có đờm nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách trị ho tại nhà hiệu quả dưới đây:

Súc miệng bằng nước muối sinh lý: Nước muối giúp sát khuẩn, làm dịu cổ họng và hỗ trợ tiêu đờm. Bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn hoặc tự pha bằng cách hòa nửa thìa cà phê muối với 250ml nước ấm, súc miệng 3 – 4 lần/ngày.

Sử dụng chanh: Chanh có tính kháng khuẩn, chống viêm và giàu vitamin C, rất hữu ích trong việc trị ho và viêm họng. Bạn có thể ngậm lát chanh với muối hoặc pha nước chanh với mật ong để giảm ho có đờm.

Mật ong có thể giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm
Mật ong có thể giúp hỗ trợ điều trị ho có đờm

Trị ho bằng mật ong: Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, mật ong có tính kháng khuẩn và kháng viêm, giúp dịu cổ họng, giảm ho và làm mềm niêm mạc họng. Bạn có thể dùng trà mật ong, nước chanh mật ong hoặc mật ong với chanh đào.

Sử dụng gừng: Gừng có tác dụng kháng viêm, sát khuẩn và giảm ho hiệu quả. Bạn có thể sử dụng gừng trong các món ăn hàng ngày hoặc pha trà gừng mật ong để cải thiện tình trạng ho.

Sử dụng bạc hà: Bạc hà với hợp chất menthol giúp làm dịu cổ họng và thông thoáng đường hô hấp. Bạn có thể xông hơi với tinh dầu bạc hà để giảm ho có đờm.

Trị ho với cam thảo: Cam thảo có tác dụng kháng viêm và làm dịu cổ họng. Bạn có thể nấu cam thảo với nước và uống hàng ngày để giảm ho nhanh chóng.

Điều cần lưu ý khi điều trị ho có đờm tại nhà

Khi trị ho có đờm tại nhà, người bệnh cần lưu ý một số điểm sau để đảm bảo hiệu quả và an toàn:

    • Áp dụng phương pháp trị ho có đờm tại nhà chỉ với trường hợp nhẹ. Nếu ho nặng kèm dấu hiệu bất thường, hãy đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị.
    • Bổ sung đủ nước giúp làm loãng đờm và dịch nhầy trong cổ họng.
    • Súc miệng bằng nước muối sinh lý sáng và tối để vệ sinh đường hô hấp và tiêu diệt vi khuẩn.
    • Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và duy trì không gian sống sạch sẽ, tránh bụi bẩn và nấm mốc.
    • Kê cao gối khi ngủ để giảm nghẹt mũi.
    • Tránh khói thuốc lá, rượu bia, chất kích thích, nước ngọt có gas và thực phẩm đông lạnh.
    • Duy trì chế độ ăn lành mạnh, bổ sung đủ vitamin và khoáng chất, đặc biệt là rau củ xanh và trái cây.
    • Khi thời tiết lạnh hoặc giao mùa, cần giữ ấm cơ thể, đặc biệt là cổ và bàn chân.
    • Giữ tinh thần thoải mái, tham gia thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng.
    • Nếu ho có đờm kéo dài trên 7 – 10 ngày, hoặc kèm theo sốt cao, khó thở, đau ngực, cần thăm khám bác sĩ ngay, vì có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như viêm phổi, viêm phế quản hay nhiễm trùng đường hô hấp.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn