Nguyên nhân và biện pháp khắc phục ho rát họng có đờm

81

Tình trạng ho rát họng có đờm là một vấn đề phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Nguyên nhân có thể bao gồm viêm amidan, cảm cúm, viêm họng, thậm chí là ung thư vòm họng. Nếu triệu chứng trở nên nghiêm trọng và kéo dài, việc thăm khám y tế để xác định nguyên nhân và lựa chọn phương pháp điều trị hiệu quả là rất quan trọng.

Tình trạng ho rát họng có đờm là vấn đề phổ biến
Tình trạng ho rát họng có đờm là vấn đề phổ biến

Các bệnh lý liên quan đến ho rát họng có đờm

Theo Dược sĩ CK1 Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, dưới đây là các bệnh lý có thể gây ra tình trạng ho rát, đau họng và có đờm:

Viêm họng:

Viêm họng gây ra đau rát và có đờm, thường do nhiễm trùng làm sưng viêm niêm mạc hầu họng. Ngoài ra, còn gây khó nuốt, nuốt vướng, sưng hạch cổ, mệt mỏi và đau đầu. Điều trị bằng thuốc thường giúp giảm triệu chứng trong khoảng một tuần. Tuy nhiên, không can thiệp kịp thời có thể dẫn đến biến chứng lan sang các cơ quan khác trong hệ Tai Mũi Họng.

Viêm amidan:

Ho rát họng có đờm cũng có thể do viêm amidan, thường do vi khuẩn hoặc virus gây ra, khiến amidan ở cổ họng sưng tấy. Amidan bị tổn thương gây hẹp hầu họng, dẫn đến khó nuốt, ứ đờm, đau rát họng, mệt mỏi, sốt, khó thở, cản trở giao tiếp và phát âm. Điều trị đầy đủ thường giúp cải thiện viêm amidan. Trong các trường hợp mạn tính và gây ra nhiều phiền toái, loại bỏ amidan có thể là lựa chọn.

Viêm thanh quản:

Thanh quản, hay còn gọi là dây thanh âm, ở vùng cổ họng. Khi bị viêm sưng, thanh quản có thể gây ra khản giọng, đau rát họng có đờm, mất giọng. Viêm sưng làm thu hẹp không gian hoạt động của thanh quản, làm thay đổi luồng khí, gây biến đổi giọng nói. Virus thường là nguyên nhân chính, nhưng cũng có thể do nhiễm vi khuẩn, nấm, và thay đổi thời tiết. Bệnh thường khó điều trị hoàn toàn và có thể trở thành mạn tính. Ngoài ho rát họng có đờm và mất giọng, viêm thanh quản có thể gây mệt mỏi, ho, sốt, ngứa và khô họng.

Cảm cúm:

Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân gây ra ho rát họng có đờm
Cảm cúm cũng có thể là nguyên nhân gây ra ho rát họng có đờm

Theo chia sẻ từ Cô Nguyễn Thị Thắm – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, cảm cúm là bệnh do nhiễm virus cúm, bao gồm cả cúm A, B, và C, và có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. Sau 24 – 48 giờ từ khi virus xâm nhập cơ thể, các triệu chứng như ho có đờm, đau rát họng, hắt hơi, đau đầu, mệt mỏi, sốt cao, và cảm giác ớn lạnh sẽ dần xuất hiện. Bệnh nhân có hệ miễn dịch mạnh mẽ, và tuân thủ nghỉ ngơi và sử dụng thuốc theo chỉ định, thường sẽ hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, cần lưu ý đến các chủng virus cúm nguy hiểm như H7N9, H5N1, H1N1, vì nguy cơ biến chứng rất cao, có thể đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời.

Ung thư vòm họng:

Ung thư vòm họng là căn bệnh nguy hiểm, thường do khối u ác tính hình thành ở vùng đó. Triệu chứng bao gồm đau họng, ho, tiết đờm nhiều, thay đổi giọng nói, đau tai, khó nuốt, sụt cân. Bệnh này phát triển nhanh và có thể lan ra các vùng khác, gây ra biến chứng nguy hiểm, thậm chí đe dọa tính mạng nếu không điều trị kịp thời. Ho rát họng có đờm cũng có thể do các bệnh lý ở đường hô hấp dưới như viêm phế quản, viêm phổi, lao phổi, nấm phổi, hoặc u phổi.

Phương pháp điều trị ho rát họng có đờm

Điều trị tại nhà:

Vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý giúp làm loãng dịch đờm và sát khuẩn.

Uống đủ nước hàng ngày (2 lít/người/ngày) để làm loãng dịch đờm.

Sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm để giảm đau và khô rát cổ họng.

Dùng thảo dược như nghệ, gừng, chanh để trị ho, lành tính và dễ tìm mua.

Nghỉ ngơi và hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây lan.

Bổ sung rau củ quả tươi và thực đơn giàu dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

Tránh nói nhiều hoặc la hét để không làm tổn thương niêm mạc họng.

Tránh tiếp xúc với các dị nguyên gây dị ứng đường hô hấp.

Hạn chế sử dụng bia rượu, đồ uống có cồn, cà phê, thuốc lá, đồ ăn cứng, và thức ăn chế biến nhiều dầu mỡ và có vị chua cay.

Điều trị y tế:

Sử dụng các loại thuốc giảm đau hạ sốt như Paracetamol để điều chỉnh thân nhiệt và giảm đau họng.

Sử dụng thuốc long đờm như Acetylcysteine, Ambroxol, Bromhexin để làm thông thoáng cổ họng.

Sử dụng thuốc giảm triệu chứng ho như Eugica, Terpin codein, Neo Codion do cảm cúm, viêm họng, hoặc cảm lạnh gây ra.

Sử dụng kháng sinh do bác sĩ chỉ định trong trường hợp đau họng do nhiễm vi khuẩn.

Đối với bệnh nhân mắc ung thư vòm họng, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp điều trị ung thư như xạ trị, hóa trị hoặc phẫu thuật để loại bỏ khối u.

Trên đây là những biện pháp điều trị cơ bản giúp giảm nhẹ triệu chứng ho rát họng có đờm. Trong trường hợp triệu chứng nặng, kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn điều trị đúng cách.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn