Nội dung tóm tắt
Động mạch vành trái và phải xuất phát từ gốc động mạch chủ, giữ vai trò cung cấp máu nuôi tim. Khi bị xơ vữa mạch vành, người bệnh có thể đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về biến chứng và cách phòng ngừa hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết xơ vữa mạch vành
Theo Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, xơ vữa mạch vành xảy ra khi các mảng bám gồm chất béo, cholesterol, canxi và tạp chất khác tích tụ trong thành động mạch, khiến lòng mạch hẹp dần và trở nên cứng.
Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh bao gồm: hút thuốc lá, béo phì, lười vận động, tăng huyết áp, tiểu đường,…
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng. Tuy nhiên, khi động mạch bị hẹp hoặc tắc nghẽn nghiêm trọng, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim. Nhiều trường hợp chỉ phát hiện bệnh khi xảy ra cấp cứu.
Một số dấu hiệu cảnh báo sớm gồm:
-
- Đau thắt ngực (giảm khi nghỉ ngơi, tăng khi gắng sức).
- Khó thở, mệt mỏi kéo dài.
- Khi động mạch vành bị tắc bởi cục máu đông, có thể xuất hiện cơn đau ngực dữ dội, lan ra vai, cánh tay, cổ, hàm; kèm buồn nôn, tim đập nhanh, chóng mặt hoặc ngất.
Khi có các triệu chứng trên, người bệnh nên đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Xơ vữa mạch vành có thể gây ra biến chứng gì?
Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, xơ vữa mạch vành có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như:
-
- Mảng xơ vữa dày lên làm hẹp lòng mạch, cản trở lưu thông máu.
- Tắc nghẽn nghiêm trọng gây đau thắt ngực, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim nếu không can thiệp sớm.
- Mảng bám vỡ ra có thể tạo thành cục máu đông trong động mạch. Nếu không gây tắc hoàn toàn, cục máu đông có thể tan và không gây hại.
- Trường hợp cục máu đông làm tắc hoàn toàn động mạch, cơ tim sẽ thiếu oxy, dẫn đến hoại tử và mất chức năng không thể phục hồi.
Phương pháp điều trị xơ vữa mạch vành

Chẩn đoán xơ vữa mạch vành
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để chẩn đoán, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng, hỏi tiền sử bệnh và chỉ định các xét nghiệm như: xét nghiệm máu, điện tâm đồ, siêu âm tim, test gắng sức, chụp MSCT mạch vành,… nhằm đánh giá mức độ tổn thương và thiếu máu cơ tim.
Mục tiêu điều trị
-
- Làm chậm tiến triển bệnh và ngăn chặn hình thành mảng bám mới.
- Cải thiện triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng như cục máu đông, nhồi máu cơ tim.
- Tăng cường lưu thông máu đến cơ tim.
Phương pháp điều trị
Thay đổi lối sống:
-
- Ngừng hút thuốc, ăn thực phẩm giàu chất xơ, ít muối, đường và chất béo xấu.
- Kiểm soát cân nặng, huyết áp, căng thẳng và duy trì hoạt động thể chất đều đặn.
Sử dụng thuốc:
Nhằm điều chỉnh huyết áp, giảm cholesterol, kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa hình thành huyết khối.
Can thiệp mạch:
Tùy mức độ bệnh, bác sĩ có thể chỉ định đặt stent hoặc phẫu thuật bắc cầu động mạch vành để cải thiện lưu lượng máu nuôi tim.
Phương pháp phòng ngừa xơ vữa mạch vành
Dù không thể ngăn chặn hoàn toàn xơ vữa mạch vành, bạn vẫn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
-
- Ăn uống khoa học, hạn chế chất béo xấu.
- Tập thể dục đều đặn.
- Giữ cân nặng ổn định.
- Kiểm soát tốt các bệnh lý nền như tăng huyết áp, tiểu đường, rối loạn mỡ máu.
- Bỏ thuốc lá.
- Khám sức khỏe tim mạch định kỳ.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về xơ vữa mạch vành, các biến chứng nguy hiểm cũng như cách điều trị và phòng ngừa. Nếu được phát hiện và điều trị sớm, người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh. Hãy tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ và tái khám đúng lịch để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.