Mùa tuyển sinh “buồn” của các trường Đại học xét tuyển lần 1

931

Hiện chỉ có 64% thí sinh trúng tuyển nguyện vọng 1 đến các trường Đại học làm thủ tục nhập học trong khi số còn lại từ chối cơ hội là thống kê từ Bộ GD&ĐT.

Mùa tuyển sinh “buồn” của các trường Đại học xét tuyển lần 1

Mùa tuyển sinh “buồn” của các trường Đại học xét tuyển lần 1

Thí sinh trúng tuyển Đại học nhưng không nhập học

Tính tới thời điểm ngày 9/8 vừa qua trong tổng số 363.600 thí sinh trúng tuyển đợt 1 thì có tới hơn 120.000 thí sinh từ chối cơ hội nhập học trong tổng số 363.600 thí sinh trúng tuyển đợt 1. Tuy nhiên đối với các đại diện trường Đại học thì đây không phải là điều quá bất ngờ bởi trên chính trang cá nhân của Phó hiệu trưởng trường ĐH Cần Thơ – PGS.TS Đỗ Văn Xê cho rằng đây là một trong những hiện tượng lạ khi “trúng tuyển nguyện vọng 1 nhưng không chịu học”, nhưng do trước đó Nhà trường khẳng định sẽ không xét tuyển bổ sung nên nếu công bố xét tuyển đợt 2 sẽ ảnh hưởng đến uy tín của Trường. Tuy nhiên điều này lại ảnh hưởng đến cơ hội của những thí sinh khác nên Nhà trường sẽ cân nhắc phương án xét tuyển đợt 2 và trạng thái của TS Đỗ Văn Xê nhận được nhiều ý kiến từ phía thí sinh ngay khi thông tin được đăng tải.

Thống kê từ Trung tâm tuyển sinh Cao đẳng Dược Văn bằng 2 Đồng Nai, ngoài trường ĐH Cần Thơ còn có các trường như ĐH Công nghiệp, ĐH Nội vụ, ĐH Lao động Xã hội, ĐH Công nghệ TPHCM…cũng trong tình trạng thiếu thí sinh trầm trọng. Kết quả thống kê của 322 trường ĐH và CĐ sư phạm cho thấy 55 trường có tỷ lệ từ 30,30% đến dưới 60%; 31 trường có tỷ lệ từ 60,79% đến dưới 70%; 35 trường đạt tỷ lệ từ 70,86% đến dưới 80% và có 49 trường có tỷ lệ nhập học/trúng tuyển đạt từ 80% trở lên;… Chỉ có 6 trường có tỷ lệ thí sinh nhập học 100% là Học viện Quân y, Học viện Cảnh sát nhân dân, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Đại học Kinh tế Nghệ An, Học viện Kỹ thuật Quân sự (quân sự) và Đại học Việt Đức.

Thông tin mới nhất được đưa ra trong quy chế tuyển sinh, đến hết ngày 12.8 quá trình cập nhật thí sinh nhập học sẽ kết thúc và những thí sinh không nộp hồ sơ nhập học về trường mình trúng tuyển sẽ bị coi như bỏ học nếu không có lý do chính đáng. Lý giải vấn đề này, thầy Dương Trường Giang – Giảng viên Cao đẳng Dược Đồng Nai cho rằng, nhiều trường Đại học đang khá vất vả với công đoạn xét tuyển bổ sung thí sinh, một phần vì các thí sinh mong muốn năm sau sẽ vào được trường, khoa phù hợp hơn hoặc có những em đăng ký vào khoa chất lượng cao, không đủ điều kiện để theo học hoặc các em học trường nghề, du học…

Các trường TOP đầu khó khăn trong xét tuyển 

Theo nguyên Phó giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Phó giáo sư Lê Hữu Lập cho rằng, mặc dù Bộ GD-ĐT có phần mềm lọc ảo để xác định mỗi thí sinh chỉ đỗ một trường thay vì nhiều trường như mọi năm nhưng đây chỉ là một hình thức ảo. Trong khi đó còn có phương thức xét tuyển ảo khác chính là thí sinh đỗ nhiều trường theo cả hai hình thức tuyển là dựa trên điểm thi THPT và dựa trên học bạ; thí sinh đỗ nhưng không nhập học thì nằm ngoài khả năng kiểm soát của phần mềm của Bộ.

Mùa tuyển sinh “buồn” của các trường Đại học xét tuyển lần 1

Không hiếm những trường hợp thí sinh đăng ký hàng chục nguyện vọng, thậm chí không ít đăng ký để chống trượt với mong muốn đảm bảo danh tiếng là đỗ Đại học nhưng thí sinh sẽ không học vì không thích hoặc các em sẽ học các trường nghề có học phí rẻ hơn mà lại thuận tiện. Thậm chí ngay cả Trường Đại học nằm trong TOP đầu như Đại học Bách khoa Hà Nội vẫn diễn ra tình trạng thí sinh đỗ ảo, đỗ nhưng không học chiếm tỷ lệ khoảng 5-8%. Theo phân tích từ Trung tâm Truyền thông Cao đẳng Điều dưỡng Đồng Nai, việc các thí sinh đỗ nhưng không học ngay cả trường TOP đầu như Đại học Bách khoa Hà Nôi có thể do các em tìm thấy cơ hội khác tốt hơn như chuyển sang trường phù hợp với nguyện vọng của bản thân và gia đình hoặc xin được học bổng đi du học.

Khi thí sinh không trúng vào nhóm trường mà các em yêu thích thì các em sẽ lựa chọn vào trường khác hoặc trường nghề hay chính vào các trường CĐ thay vì học ĐH. Ngoài ra việc học phí của các trường ĐH ngoài công lập hay ĐH công lập tự chủ thường có mức học phí rất cao ảnh hưởng đến quyết định nhập học của các thí sinh, trong học việc học các trường Cao đẳng công lập thí sinh còn nhận được khá nhiều ưu đãi. Đây cũng là lý do vì sao mà mà các trường Đại học, thậm chí Đại học công lập khó đạt tỷ lệ nhập học cao mặc dù đã qua phần mềm lọc ảo của Bộ GD-ĐT.

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn