Nội dung tóm tắt
Bị côn trùng đốt là tình huống thường gặp trong sinh hoạt hằng ngày. Tùy vào cơ địa mỗi người và mức độ tổn thương mà cách xử lý sẽ có sự khác biệt. Việc nhận biết sớm và xử lý kịp thời sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng nguy hiểm do nọc độc từ côn trùng gây ra.

Tìm hiểu về tình trạng côn trùng đốt thông qua triệu chứng lâm sàng
Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, côn trùng đốt có thể được phân loại thành hai nhóm chính: nhóm có độc và nhóm không có độc. Cụ thể như sau:
Nhóm côn trùng có độc
Khi bị côn trùng có độc đốt, người bị đốt thường cảm thấy đau và sưng tấy. Đặc biệt, những người có cơ địa nhạy cảm có thể gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng hơn như phù nề, sốc phản vệ, khó thở, phát ban toàn thân, v.v. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể đe dọa đến tính mạng.
Nhóm côn trùng không có độc
Côn trùng không có độc thường gây ra phản ứng nhẹ hơn, với các triệu chứng như ngứa và phát ban (nốt sần hoặc nổi mề đay). Vết cắn có thể xuất hiện dưới dạng các nốt đỏ hoặc vết bỏng rộp.
Dấu hiệu nhận biết tình trạng côn trùng đốt
Dấu hiệu nhận biết khi bị côn trùng cắn có thể khác nhau tùy theo loại côn trùng và vết cắn của chúng. Các triệu chứng thường gặp bao gồm:
Côn trùng cắn gây sưng, ngứa
Sau khi bị côn trùng đốt, như kiến lửa, muỗi, ong vò vẽ, bạn thường gặp phải tình trạng ngứa và sưng tại vết đốt. Mặc dù những dấu hiệu này thường sẽ biến mất sau vài giờ, nhưng nếu có cảm giác đau nhức hay phản ứng bất thường, bạn nên xử lý kịp thời vì một số loại côn trùng có thể mang bệnh như sốt rét hay sốt xuất huyết.
Côn trùng cắn gây sưng mủ
Khi bị côn trùng có độc đốt, như muỗi, bọ chét hay ong, vết cắn có thể sưng mủ và gây đau đớn. Để điều trị an toàn, bạn nên đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Côn trùng đốt gây sưng mắt
Một số côn trùng như kiến ba khoang, kiến lửa hay ong có thể cắn gần mắt, khiến mắt bị sưng và ngứa. Vì mắt là vùng nhạy cảm, bạn cần xử lý cẩn thận và tham khảo ý kiến bác sĩ.
Côn trùng cắn gây nổi mụn nước
Vết cắn ban đầu có thể rất nhỏ, nhưng sau đó sẽ sưng to và xuất hiện mụn nước do phản ứng với độc tố. Các nốt mụn nước có thể xuất hiện trong vòng 48 giờ, kèm theo ngứa và đau.
Côn trùng đốt gây sốt

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, một số côn trùng, như kiến ba khoang, có thể gây bỏng rát sau khi đốt, sau đó dẫn đến ban đỏ, ngứa và sốt nhẹ. Ong vò vẽ có thể gây xuất huyết, sốc phản vệ hoặc sốt, vì vậy không nên chủ quan mà cần xử lý kịp thời.
Bị côn trùng đốt xử lý như thế nào cho an toàn?
Khi bị côn trùng đốt, bạn có thể gặp các biểu hiện như sưng tấy, ngứa, phát ban, nổi mụn, hoặc sưng môi, sưng mắt. Dưới đây là một số biện pháp xử lý thích hợp bạn có thể tham khảo:
-
- Hạn chế gãi: Việc gãi có thể khiến vết cắn dễ bị nhiễm khuẩn. Những triệu chứng nhẹ như ngứa thường sẽ hết sau vài phút. Tuy nhiên, nếu tình trạng ngứa kéo dài, sưng đỏ lan rộng, bạn nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
- Xử lý vết cắn từ côn trùng có ngòi (ong): Nếu bị đốt bởi ong, bạn cần lấy ngòi ra bằng kim hoặc nhíp, sau đó sát khuẩn vết thương với nước muối. Chườm đá lạnh vào vết đốt sẽ giúp giảm đau và sưng tấy. Cuối cùng, hãy bôi thuốc chuyên dụng theo chỉ định của bác sĩ.
- Khi có biểu hiện dị ứng toàn thân: Nếu bị côn trùng đốt gây ra phản ứng dị ứng toàn thân, co thắt phế quản, hoặc sốc phản vệ, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để điều trị. Các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra sau khoảng 6 giờ, vì vậy việc cấp cứu kịp thời là rất quan trọng để bảo vệ tính mạng.
Phương pháp phòng ngừa côn trùng đốt
Để ngăn ngừa tình trạng côn trùng đốt an toàn tại nhà, bạn có thể thực hiện một số biện pháp sau:
-
- Dọn dẹp nhà cửa: Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ và thoáng mát để ngăn cản côn trùng phát triển và trú ngụ.
- Phun thuốc diệt côn trùng: Phun thuốc diệt côn trùng khi nhà không có người, đảm bảo cửa đóng kín để đạt hiệu quả tối ưu.
- Sử dụng dược liệu tự nhiên: Sử dụng các biện pháp phòng ngừa như húng quế, chanh, lá bạc hà, hương thảo để xua đuổi côn trùng.
- Sử dụng thuốc chống côn trùng: Khi đi ra ngoài, đặc biệt là vào vườn cây hoặc đi dã ngoại, bạn nên dùng thuốc bôi ngoài da để bảo vệ cơ thể khỏi bị côn trùng đốt.
- Chăm sóc vật nuôi: Kiểm tra và tiêu diệt bọ chét trên chó, mèo và các vật nuôi khác trong gia đình để giảm nguy cơ côn trùng lây lan.