Đau mắt đỏ là gì? Cách nhận biết và điều trị

16

Đau mắt đỏ thường gây cảm giác ngứa rát, suy giảm thị lực và có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách. Việc phát hiện sớm các dấu hiệu của bệnh và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng giúp hạn chế rủi ro.

Đau mắt đỏ thường gây cảm giác ngứa rát, suy giảm thị lực
Đau mắt đỏ thường gây cảm giác ngứa rát, suy giảm thị lực

Đau mắt đỏ do nguyên nhân nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, trong bệnh đau mắt đỏ, khi mắt bị nhiễm trùng hoặc kích thích, hệ thống miễn dịch phản ứng bằng cách tăng cường lưu thông máu đến vùng mắt, dẫn đến hiện tượng đỏ mắt. Đồng thời, các tế bào viêm tiết ra chất gây kích thích, làm tăng mức độ đau và cảm giác khó chịu cho người bệnh.

Triệu chứng đau mắt đỏ có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:

    • Nhiễm khuẩn từ các tác nhân như Streptococcus pneumonia, Staphylococcus aureus, Pseudomonas aeruginosa, Haemophilus influenzae,…
    • Nhiễm virus, chủ yếu là adenovirus, simplex virus, corona, varicella-zoster virus,…
    • Dị ứng với các tác nhân gây dị ứng, kích hoạt cơ thể sản sinh kháng thể immunoglobulin E, từ đó kích thích tế bào trong màng nhầy mắt và đường hô hấp giải phóng chất gây viêm.
    • Sự tiếp xúc với các hóa chất, khói bụi, hoặc clo trong hồ bơi.
    • Dị vật lạ trong mắt.
    • Sử dụng kính áp tròng không đảm bảo vệ sinh.
    • Lây nhiễm từ người bệnh trong quá trình tiếp xúc trực tiếp.

Triệu chứng đau mắt đỏ

Triệu chứng thường gặp khi bị đau mắt đỏ

Các triệu chứng phổ biến của đau mắt đỏ bao gồm:

    • Mắt đỏ toàn bộ hoặc một phần mạch máu.
    • Cảm giác đau nhói hoặc nóng rát ở mắt.
    • Ngứa mắt nếu nguyên nhân là viêm dị ứng.
    • Chảy nước mắt.
    • Sưng mí mắt.
    • Nhạy cảm với ánh sáng.
    • Giảm thị lực tạm thời, đặc biệt khi viêm nặng.

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ

Thông thường, sau khi bệnh nhân được chẩn đoán đau mắt đỏ, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp, bao gồm:

Thuốc nhỏ mắt

Khi triệu chứng đau mắt đỏ do nhiễm khuẩn, bác sĩ sẽ kê thuốc nhỏ mắt phù hợp để tiêu diệt tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus.

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ
Phương pháp điều trị đau mắt đỏ

Thuốc uống

Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cũng cho biết thêm, trong trường hợp đau mắt đỏ nặng, bác sĩ có thể kê đơn thuốc corticosteroid đường uống để kiểm soát tình trạng viêm. Tuy nhiên, việc sử dụng corticosteroid cần được giám sát chặt chẽ để tránh tác dụng phụ không mong muốn.

Hỗ trợ điều trị

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần dùng nước muối sinh lý để rửa mắt, giúp loại bỏ dị vật và làm sạch mắt.

Nếu đau mắt đỏ do dị ứng, điều trị chủ yếu là tránh tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng. Bác sĩ có thể kê thuốc kháng histamin dạng uống hoặc thuốc nhỏ mắt để giảm sưng, đỏ mắt. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể được chỉ định thuốc nhỏ mắt chống viêm và nước mắt nhân tạo.

Phác đồ điều trị sẽ được lựa chọn dựa trên nguyên nhân gây ra triệu chứng đau mắt đỏ và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Vì vậy, việc thăm khám bác sĩ Nhãn khoa là rất cần thiết để đảm bảo việc điều trị hiệu quả và an toàn.

Chăm sóc và phòng ngừa tái phát đau mắt đỏ như thế nào?

Để giảm thiểu nguy cơ tái phát triệu chứng đau mắt đỏ, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc mắt hàng ngày và thực hiện một số biện pháp phòng ngừa sau:

    • Rửa tay thường xuyên và tránh dùng tay chạm vào mắt để giảm nguy cơ viêm nhiễm.
    • Sử dụng khăn mềm và sạch để lau mắt sau khi tiếp xúc với bụi bẩn.
    • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử trong giai đoạn bị đau mắt đỏ để tránh mỏi và khô mắt.
    • Đeo kính bảo hộ khi làm việc trong môi trường có bụi bẩn hoặc hóa chất.
    • Áp dụng quy tắc 20 – 20 – 20: Sau mỗi 20 phút làm việc, nghỉ 20 giây và nhìn xa ít nhất 20 feet để giảm căng thẳng cho mắt.
    • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin A, C, E và omega-3, như cà rốt, rau xanh, cá hồi, cam, quýt… để bảo vệ sức khỏe mắt.
    • Uống đủ nước để duy trì độ ẩm cho mắt, giúp giảm nguy cơ khô và kích ứng mắt.
    • Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, bụi bẩn, hóa chất có thể gây kích ứng mắt.
    • Sau khi kết thúc quá trình điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ lịch tái khám để bác sĩ theo dõi tiến triển và điều chỉnh phác đồ điều trị nếu cần.
    • Khám mắt định kỳ, đặc biệt là đối với những người thường xuyên bị kích ứng mắt, để phát hiện kịp thời các vấn đề và ngăn ngừa nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Việc nhận diện sớm triệu chứng đau mắt đỏ và đến bác sĩ chuyên khoa để chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời là rất quan trọng để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do bệnh gây ra.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn