Nội dung tóm tắt
Rối loạn tiểu tiện là tín hiệu cảnh báo cho thấy hệ tiết niệu của bạn đang gặp vấn đề, và tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân. Để điều trị triệt để tình trạng này, chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân và các dấu hiệu của bệnh.
Tìm hiểu về rối loạn tiểu tiện
Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, rối loạn tiểu tiện, hay còn gọi là hội chứng rối loạn đường tiểu dưới (LUTS), gây ra nhiều thay đổi khi đi tiểu như tăng tần suất, tiểu gấp, tiểu rỉ, khó khăn khi đi tiểu và có thể đi tiểu ra máu. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và gây khó chịu. Bàng quang hoạt động bình thường khi mỗi ngày một người khỏe mạnh thường đi tiểu từ 4 đến 6 lần và thải ra khoảng 1 đến 2 lít nước tiểu. Tuy nhiên, nếu bàng quang gặp vấn đề, bệnh nhân có thể phát triển LUTS, cần kiểm tra và điều trị kịp thời để ngăn ngừa biến chứng. Có nhiều dạng LUTS khác nhau được phân loại thành 3 nhóm dựa trên các giai đoạn trong quá trình tiểu tiện: giai đoạn đổ đẩy, giai đoạn tổng xuất và sau khi tổng xuất. Xác định triệu chứng và nguyên nhân giúp bác sĩ chọn phương pháp điều trị phù hợp để phục hồi chức năng bàng quang và đi tiểu bình thường.
Nguyên nhân nào gây ra rối loạn tiểu tiện
Nhiều người quan tâm đến nguyên nhân gây ra hội chứng rối loạn đường tiểu dưới. Việc xác định chính xác nguyên nhân là cần thiết để lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp, giúp quá trình tiểu tiện trở lại bình thường.
Hai nguyên nhân chính gây ra rối loạn tiểu tiện là bệnh lý và thói quen sinh hoạt không khoa học. Viêm đường tiết niệu được xem là nguyên nhân chính khiến quá trình tiểu tiện không đều. Bệnh nhân cần chăm sóc sức khỏe và chữa trị bệnh viêm đường tiết niệu để tránh những biến chứng xấu hơn.
Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, sỏi tiết niệu cũng có thể gây ra rối loạn đường tiểu dưới, với các triệu chứng xuất hiện thường xuyên và gây khó chịu. Một số bệnh lý khác như tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt cũng có thể ảnh hưởng đến thói quen đi tiểu.
Thói quen sinh hoạt không khoa học cũng là một nguyên nhân dẫn đến rối loạn tiểu tiện. Uống quá nhiều nước vào buổi tối có thể làm tăng tần suất đi tiểu vào ban đêm và gây mất ngủ. Căng thẳng tâm lý kéo dài cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình đi tiểu.
Phụ nữ mang thai hoặc người lớn tuổi cũng có thể gặp phải rối loạn đường tiểu dưới. Thai phụ thường gặp khó khăn khi đi tiểu do thai nhi chèn ép vào bàng quang, trong khi người lớn tuổi thường gặp vấn đề do suy giảm chức năng bàng quang và thần kinh điều khiển.
Tóm lại, có nhiều nguyên nhân gây ra rối loạn tiểu tiện, và bệnh nhân cần nắm vững nguyên nhân để có kế hoạch điều trị phù hợp.
Rối loạn tiểu tiện có những triệu chứng gì?
Như đã trình bày ở trên, chứng rối loạn đường tiểu dưới thường được chia thành 3 nhóm tùy theo các dấu hiệu mà bệnh nhân trải qua. Ở giai đoạn đổ đầy, một số triệu chứng thường gặp là: tiểu đêm, tiểu nhiều lần hoặc tiểu gấp.
Nếu bệnh nhân phải đi tiểu từ 8 đến 10 lần mỗi ngày, họ có thể đang gặp phải tình trạng tiểu nhiều lần. Mặc dù lượng nước tiểu và các đặc điểm khác của nước tiểu không có dấu hiệu bất thường, nhưng không nên coi thường hiện tượng tiểu nhiều lần này, vì bệnh nhân có thể đang gặp vấn đề liên quan đến tuyến tiền liệt hoặc bàng quang và cần phải được chữa trị kịp thời.
Tiểu đêm là một dạng rối loạn tiểu tiện trong giai đoạn đổ đầy, khi bệnh nhân phải đi tiểu nhiều lần vào ban đêm. Thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấc ngủ, do đó, cần phải khắc phục sớm. Tình trạng tiểu gấp cũng là một triệu chứng không nên bỏ qua, bởi bệnh nhân thường có cảm giác buồn tiểu ngay cả khi bàng quang không đầy.
Ở giai đoạn tổng xuất nước tiểu, một số triệu chứng thường gặp bao gồm: tiểu rặn, tiểu tiện yếu, ngập ngừng hoặc tiểu mất kiểm soát. Đặc biệt, tình trạng tiểu không kiểm soát thường nghiêm trọng, đặc biệt là ở bệnh nhân nữ, khi nước tiểu tự động chảy ra mà không thể kiểm soát được. Ngược lại, nhiều bệnh nhân phải rặn mạnh mỗi khi đi tiểu, với tia nước tiểu yếu.
Đau bàng quang và cảm giác tiểu không hết cũng là các triệu chứng cảnh báo rối loạn tiểu tiện ở giai đoạn sau khi tống xuất nước tiểu. Bệnh nhân không nên bỏ qua các dấu hiệu này và cần phải tìm kiếm sự chăm sóc y tế kịp thời.