Trẻ bị rối loạn tiêu hóa mất bao lâu thì khỏi? Cách chăm sóc hiệu quả

21

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa và miễn dịch chưa hoàn thiện. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Vậy rối loạn tiêu hóa ở trẻ kéo dài bao lâu? Cách chăm sóc ra sao để trẻ nhanh hồi phục? Cha mẹ có thể tham khảo những thông tin dưới đây.

Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ
Rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ

Tìm hiểu về rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, rối loạn tiêu hóa ở trẻ thường do các nguyên nhân sau:

    • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng giữa 4 nhóm thực phẩm, làm tăng nguy cơ rối loạn tiêu hóa.
    • Sử dụng kháng sinh kéo dài khiến lợi khuẩn suy giảm, gây mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
    • Sự xâm nhập của virus, vi khuẩn vào đường tiêu hóa.
    • Dị ứng thực phẩm, phổ biến nhất là hải sản, trứng, sữa,…
    • Hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ bị ảnh hưởng bởi thực phẩm, vi khuẩn, virus.

Các yếu tố ảnh hưởng đến thời gian hồi phục rối loạn tiêu hóa ở trẻ

Thời gian khỏi bệnh tùy thuộc vào các yếu tố sau:

    • Độ tuổi và sức khỏe tổng quát: Trẻ sơ sinh và dưới 2 tuổi có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện, đặc biệt nếu có bệnh lý nền như hội chứng kém hấp thu, bệnh ruột ngắn, tim bẩm sinh,… sẽ hồi phục chậm hơn.
    • Mức độ mất nước và thiếu hụt dinh dưỡng: Trẻ bị mất nước nặng hoặc suy dinh dưỡng sẽ cần nhiều thời gian hơn để hồi phục.
    • Chế độ chăm sóc và điều trị: Việc điều chỉnh dinh dưỡng, bổ sung men vi sinh và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ giúp rút ngắn thời gian hồi phục.

Thời gian khỏi rối loạn tiêu hóa ở trẻ theo từng trường hợp

Mức độ rối loạn tiêu hóa khác nhau sẽ ảnh hưởng đến thời gian trẻ hồi phục:

    • Rối loạn tiêu hóa cấp tính: Xuất hiện đột ngột do chế độ ăn uống không phù hợp hoặc mất cân bằng hệ vi sinh. Nếu nhẹ và được xử lý đúng cách, trẻ có thể khỏi sau 2 – 5 ngày.
    • Do virus, vi khuẩn: Trẻ thường bị sốt, tiêu chảy, mất nước. Trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau 5 – 7 ngày, nhưng nếu triệu chứng nặng (sốt cao, mất nước nghiêm trọng, phân có máu), thời gian có thể kéo dài 1 – 2 tuần hoặc lâu hơn.
    • Rối loạn tiêu hóa mãn tính: Do bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột mãn tính, dị ứng thực phẩm,… Các triệu chứng diễn biến theo chu kỳ và có thể kéo dài vài tháng, cần theo dõi và điều trị lâu dài.

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị rối loạn tiêu hóa đang dần hồi phục

Các biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa đang dần hồi phục
Các biểu hiện trẻ bị rối loạn tiêu hóa đang dần hồi phục

Cha mẹ có thể theo dõi quá trình hồi phục của trẻ qua các dấu hiệu sau:

    • Trẻ ăn ngon miệng, không còn chán ăn.
    • Phân trở lại bình thường, không còn tiêu chảy hay táo bón.
    • Hết đầy bụng, quấy khóc và đau bụng.
    • Da hồng hào, không có dấu hiệu mất nước.

Cách chăm sóc trẻ bị rối loạn tiêu hóa

Để giúp trẻ nhanh hồi phục khi bị rối loạn tiêu hóa và tránh biến chứng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Điều chỉnh dinh dưỡng hợp lý

Chia nhỏ bữa ăn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Nên cho trẻ ăn thực phẩm mềm, ít dầu mỡ, dễ tiêu như cháo loãng, súp rau củ, bánh mì nướng, chuối chín,…

Bổ sung nước và điện giải

Mất nước do tiêu chảy, nôn ói có thể khiến trẻ mệt mỏi. Hãy cho trẻ uống nước ấm, nước lọc, nước trái cây pha loãng hoặc Oresol đúng hướng dẫn. Tránh nước ngọt và nước có gas để hạn chế kích thích đường ruột.

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột và giảm triệu chứng rối loạn tiêu hóa. Cha mẹ nên tham khảo bác sĩ để chọn loại phù hợp. Ngoài ra, sữa chua và thực phẩm giàu probiotic cũng có lợi cho tiêu hóa của trẻ.

Giữ vệ sinh cá nhân và đồ dùng sinh hoạt

Dạy trẻ rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh để hạn chế nhiễm khuẩn. Đồ dùng ăn uống như bát, đũa, thìa, bình sữa,… cần được vệ sinh kỹ trước khi sử dụng.

Nghỉ ngơi và thăm khám khi cần

Cho trẻ nghỉ ngơi trong môi trường sạch sẽ, thoáng mát để tăng cường đề kháng. Nếu trẻ có các dấu hiệu sau, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám ngay:

    • Tiêu chảy kéo dài > 3 ngày, môi khô, mắt trũng, tiểu ít.
    • Nôn liên tục, không ăn uống được, sút cân nhanh.
    • Sốt cao trên 39°C không giảm sau 2 ngày.
    • Phân có máu, màu lạ hoặc mùi tanh bất thường.

Thời gian hồi phục của trẻ tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ bệnh. Nếu lo lắng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn