Cách nhận biết cơ thể thiếu chất dinh dưỡng và hướng cải thiện

10

Thiếu chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn các chức năng thiết yếu của cơ thể, dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Hãy cùng tìm hiểu các dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu vi chất và cách bổ sung hợp lý để bảo vệ sức khỏe.

Thiếu chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn các chức năng thiết yếu của cơ thể
Thiếu chất dinh dưỡng có thể làm rối loạn các chức năng thiết yếu của cơ thể

Dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, các thay đổi trong cơ thể thường là dấu hiệu cảnh báo về tình trạng sức khỏe, bao gồm việc thiếu hụt vitamin hoặc dưỡng chất quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu thiếu hụt dinh dưỡng mà bạn không nên bỏ qua:

Rụng tóc: Mặc dù rụng tóc là hiện tượng sinh lý bình thường, nhưng nếu tóc rụng quá nhiều, đặc biệt là khi gội đầu hoặc sáng sớm khi vừa thức dậy, có thể là dấu hiệu thiếu sắt hoặc canxi. Để chắc chắn, bạn nên kiểm tra và xét nghiệm máu để tìm ra nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Bỏng rát trong miệng: Nếu không ăn đồ cay mà vẫn có cảm giác khô và tê miệng, có thể là dấu hiệu thiếu vitamin B. Bạn không nên chủ quan với tình trạng này.

Mệt mỏi kéo dài: Nếu không phải do làm việc quá sức, căng thẳng hay thiếu ngủ, mệt mỏi có thể là dấu hiệu thiếu vitamin D. Nếu ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc sống trong khu vực thiếu nắng, bạn cần bổ sung vitamin D.

Khô da và môi: Nếu môi khô không phải do thời tiết hanh khô, rất có thể bạn thiếu vitamin A.

Nứt khóe miệng: Nếu nứt khóe miệng không được cải thiện dù đã dùng kem dưỡng, hoặc có nguy cơ loét và sẹo, có thể do thiếu vitamin B hoặc sắt.

Viêm lưỡi: Đau lưỡi, mất gai lưỡi hoặc sưng lưỡi có thể là dấu hiệu thiếu sắt và các vitamin nhóm B.

Mụn trứng cá hoặc nổi mẩn: Ngoài các nguyên nhân như bệnh lý gan, nội tiết, stress, mụn có thể là do thiếu kẽm hoặc thói quen uống bia rượu, ăn thực phẩm chế biến sẵn.

Dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng
Dấu hiệu cơ thể thiếu chất dinh dưỡng

Vết bầm tím thường xuyên: Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết thêm, thiếu vitamin C có thể gây khó khăn trong việc hình thành collagen, làm tăng nguy cơ xuất hiện vết bầm tím mà không có chấn thương.

Chảy máu lợi và vết thương lâu lành: Thiếu vitamin C cũng có thể làm giảm khả năng lành vết thương, đặc biệt ở những người hút thuốc, phụ nữ mang thai hoặc có các bệnh lý liên quan.

Mất ngủ: Mất ngủ có thể là kết quả của sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất, gây mất cân bằng trong cơ thể.

Hướng xử lý khi cơ thể bị thiếu chất dinh dưỡng

Để cải thiện các dấu hiệu thiếu dưỡng chất trong cơ thể, bạn cần lưu ý những điều sau:

Chế độ ăn uống hợp lý:

    • Ăn đa dạng các loại thực phẩm.
    • Không chỉ ăn gạo trắng mà nên bổ sung thêm khoai, ngô.
    • Bổ sung cá, thịt gia cầm và các loại ngũ cốc nguyên hạt thay vì chỉ ăn thịt lợn.
    • Người cao tuổi, trẻ em và phụ nữ mang thai nên uống sữa để bổ sung canxi.
    • Tăng cường rau củ và trái cây để cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể.
    • Uống khoảng 2 lít nước mỗi ngày.
    • Hạn chế mỡ động vật, thực phẩm chế biến sẵn và không nên ăn quá mặn hay quá ngọt. Đặc biệt, hạn chế uống bia và nước ngọt có gas.
    • Thực hiện vận động nhẹ nhàng, tập luyện 30 phút mỗi ngày.
    • Nếu có vấn đề về sức khỏe, hãy tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng để xây dựng chế độ ăn phù hợp.

Khám sức khỏe định kỳ:

Chế độ ăn lành mạnh là quan trọng, nhưng việc khám sức khỏe định kỳ cũng rất cần thiết. Thăm khám giúp phát hiện sớm các bất thường trong cơ thể, từ đó bạn có thể điều chỉnh chế độ ăn hợp lý để cải thiện sức khỏe và phòng tránh bệnh tật.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn