Thiếu máu do nguyên nhân nào và ăn gì để cải thiện sức khỏe?

57

Thiếu máu ảnh hưởng đến khoảng 1/3 dân số thế giới, nhưng ít người hiểu rõ nguyên nhân và tác hại. Nó có thể gây gián đoạn chức năng các cơ quan do thiếu oxy. Vậy nguyên nhân của thiếu máu là gì và hệ lụy ra sao?

Thiếu máu có thể gây gián đoạn chức năng các cơ quan do thiếu oxy
Thiếu máu có thể gây gián đoạn chức năng các cơ quan do thiếu oxy

Thiếu máu là gì và nguyên nhân gây ra bệnh

Theo cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cơ thể có ba loại tế bào máu chính: hồng cầu, bạch cầu, và tiểu cầu, mỗi loại đảm nhận nhiệm vụ riêng. Hồng cầu chứa hemoglobin, được sản xuất trong tủy xương, có nhiệm vụ vận chuyển oxy từ phổi đến các mô và cơ quan, và mang CO2 ngược lại. Vậy thiếu máu là gì và nguyên nhân do đâu?

Thiếu máu

Thiếu máu là tình trạng cơ thể không có đủ hồng cầu khỏe mạnh để đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Sự thiếu hụt hoặc giảm số lượng hemoglobin trong hồng cầu gây ra tình trạng thiếu máu.

Chẩn đoán thiếu máu dựa trên kết quả xét nghiệm máu, khi mức hemoglobin giảm xuống 5% so với giá trị tham chiếu (dựa trên tuổi, giới tính, và điều kiện sống).

Nguyên nhân

Nguyên nhân gây giảm số lượng hồng cầu và hemoglobin rất đa dạng, phổ biến nhất bao gồm:

    • Mất máu: Do tai nạn, bệnh lý đường tiêu hóa (loét dạ dày, tá tràng, trĩ, ung thư), chảy máu nhiều do rối loạn kinh nguyệt.
    • Thuốc: Sử dụng thuốc chống viêm không steroid trong thời gian dài gây xuất huyết đường tiêu hóa.
    • Bệnh lý: Bệnh lupus ban đỏ, sốc nhiễm trùng, bệnh huyết học bẩm sinh (thalassemia, hồng cầu lưỡi liềm).
    • Lách to: Gây hồng cầu mỏng dễ vỡ.
    • Chất độc: Tích tụ chất độc trong máu do tiếp xúc với hóa chất, nọc độc rắn, bệnh lý gan và thận.
    • Các bệnh lý khác: Tăng huyết áp, ung thư, rối loạn đông máu, ghép mạch.
    • Thiếu dưỡng chất: Thiếu sắt, vitamin, acid folic, nhiễm độc chì, hoặc thiếu hormone sản xuất hồng cầu do bệnh lý tủy xương.

Đối tượng nguy cơ

Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc thiếu máu
Phụ nữ mang thai có nguy cơ mắc thiếu máu

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, những người có nguy cơ cao bị thiếu máu bao gồm:

    • Trẻ sinh non, trẻ trong giai đoạn phát triển thể chất và dậy thì.
    • Phụ nữ mang thai và cho con bú.
    • Người cao tuổi.
    • Người mắc các bệnh lý mạn tính.

Nhận biết bệnh thiếu máu qua những dấu hiệu nào?

Triệu chứng thiếu máu

Thiếu máu có thể biểu hiện khác nhau tùy vào nguyên nhân và tình trạng sức khỏe, nhưng một số dấu hiệu điển hình bao gồm:

    • Cơ thể xanh xao, sụt cân, mệt mỏi, đau đầu thường xuyên.
    • Da và niêm mạc nhợt nhạt, biến sắc, xanh hoặc vàng.
    • Hoa mắt, chóng mặt, khó thở, đau tức ngực, đánh trống ngực, rối loạn nhịp tim.
    • Lòng bàn tay và chân lạnh.

Trong giai đoạn đầu, triệu chứng thường không rõ ràng, nhưng nếu không điều trị, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng hơn.

Tác hại của thiếu máu

Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách, thiếu máu có thể hồi phục. Tuy nhiên, mất máu nghiêm trọng hoặc nguyên nhân bệnh lý có thể gây ra:

    • Mệt mỏi, ngất xỉu, sa sút tinh thần.
    • Suy tim, suy hô hấp.
    • Nguy cơ sinh non hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi nếu mẹ thiếu máu.
    • Mất máu nhiều trong thời gian ngắn có thể gây tử vong.

Người bị thiếu máu nên ăn gì để cải thiện sức khỏe?

Chế độ dinh dưỡng cải thiện thiếu máu

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và bổ sung sắt rất cần thiết để cải thiện sức khỏe và tình trạng thiếu máu. Nhiều bệnh nhân có thể cải thiện bằng cách thay đổi chế độ ăn uống thay vì can thiệp y tế. Vậy người bị thiếu máu nên ăn gì?

    • Thịt bò: Thịt bò đứng đầu danh sách thực phẩm bổ sung sắt. Ngoài ra, nó còn chứa protein, selen, kẽm và các vitamin, giúp cơ thể hồi phục sức khỏe.
    • Cá biển: Cá biển chứa nhiều sắt và omega-3, rất tốt cho người thiếu máu, hỗ trợ tim mạch và não bộ, tăng sức đề kháng.
    • Các loại đậu: Đậu là nguồn cung cấp sắt dồi dào, cùng với chất xơ và vitamin C có lợi cho cơ thể.
    • Thực phẩm khác: Thịt gà, rau xanh đậm, trứng, sữa, ngũ cốc nguyên cám, các loại hạt như hạt bí, hạt chia, óc chó, hạnh nhân, chà là,…

Hy vọng thông tin trên giúp ích cho bạn trong cuộc sống. Nếu có biểu hiện nghi ngờ thiếu sắt, hemoglobin hoặc hồng cầu, hãy tìm đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra và nhận tư vấn từ bác sĩ.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn