Hội chứng ngừng thở khi ngủ : Các dấu hiệu và nguyên nhân

61

Hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi, đặc biệt là ở người trung niên. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, ngưng thở khi ngủ có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đái tháo đường, tăng huyết áp, loạn nhịp tim và đột quỵ.

Hội chứng ngưng thở khi ngủ có thể xảy ra ở mọi độ tuổi

Hội chứng ngừng thở khi ngủ là gì?

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, bệnh ngưng thở khi ngủ là một bệnh lý phổ biến và tiềm ẩn nguy cơ gây tử vong. Thường xảy ra mà không được nhận diện do các biểu hiện chỉ xuất hiện khi ngủ.

Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn giấc ngủ, trong đó các cơn ngưng thở hoàn toàn xảy ra ít nhất 10 lần trong giấc ngủ và tái diễn nhiều lần trong đêm. Bệnh này được phân loại thành ba dạng chính là ngưng thở tắc nghẽn (OSA), ngưng thở trung ương (CSA), và ngưng thở hỗn hợp (MSA). Trong số này, ngưng thở tắc nghẽn là phổ biến nhất, ảnh hưởng đến khoảng 4% nam giới và 2% nữ giới. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 10% số bệnh nhân mắc OSA được chẩn đoán và điều trị, hầu hết các trường hợp khác không nhận thức được triệu chứng của mình.

Ngưng thở tắc nghẽn xảy ra khi có sự tắc nghẽn hoặc hạn chế toàn phần hoặc một phần đường hô hấp khi ngủ. Các mô mềm trong họng trở nên lười biếng, dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Điều này khiến cơ thể thiếu oxy và kích thích não để khởi động hệ thống hô hấp. Khiến cơ ngực và bụng phải làm việc hơn để đẩy không khí qua đường thở hẹp. Điều này có thể xảy ra vài lần hoặc hàng trăm lần mỗi đêm, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Các nguyên nhân gây ra hội chứng ngừng thở khi ngủ

Trong trường hợp ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn, sự ngưng thở xảy ra khi đường hô hấp trên bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn trong khi ngủ, do lưỡi, các mô mềm ở phần sau họng quá lớn hoặc có vấn đề về xương hàm. Ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương xảy ra khi não không gửi đủ tín hiệu để điều khiển cơ hô hấp, thường gặp khi người bệnh bị tổn thương não.

Các yếu tố gây ngưng thở khi ngủ bao gồm:

    • Béo phì.
    • Phì đại van họng (VA), lưỡi hoặc amidan.
    • Các vấn đề về xoang.
    • Hội chứng ngừng thở trung ương thường là kết quả của các bệnh lý sẵn có gây ra, dẫn đến sự mất cân bằng tại trung tâm điều khiển hô hấp của não trong khi ngủ, như suy tim hoặc các vấn đề liên quan đến thần kinh.

Hội chứng ngừng thở khi ngủ có những triệu chứng gì?

Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ, đối tượng có những dấu hiệu nghi ngờ mắc hội chứng ngừng thở khi ngủ bao gồm:

    • Ngủ ngáy và kèm theo ngạt thở, ngừng thở.
    • Buồn ngủ nhiều ban ngày.
    • Thức giấc nhiều lần trong đêm.
    • Đi tiểu nhiều lần trong đêm.
    • Đau đầu buổi sáng.
    • Giảm khả năng tập trung, giảm trí nhớ.
    • Béo phì, thừa cân, bất thường vùng hàm mặt.
    • Tăng huyết áp kháng trị.

Nếu có những dấu hiệu này, người bệnh nên đi khám tại các chuyên khoa hô hấp để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Các chuyên gia cảnh báo rằng nếu không được chữa trị đúng lúc, hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như tai biến mạch máu não, cơn đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, tai nạn giao thông, tai nạn lao động, suy giảm trí nhớ, mất tập trung và nguy cơ tử vong trong đêm.

Ở trẻ em, hội chứng ngừng thở khi ngủ có thể gây ra các vấn đề như hiếu động thái quá, hành vi gây gỗ, giảm hiệu suất học tập và tiểu đêm.

Phương pháp phòng ngừa hội chứng ngừng thở khi ngủ

Để phòng ngừa hội chứng ngừng thở khi ngủ, những người có thừa cân và béo phì cần giảm cân không chỉ để cải thiện tình trạng ngừng thở khi ngủ mà còn để phòng ngừa các bệnh lý khác như rối loạn chuyển hóa, mỡ máu và cao huyết áp. Đối với những trường hợp có bất thường về giải phẫu như bất thường về hàm mặt hoặc lưỡi gà rủ quá thấp, cần tham khảo chuyên gia để có can thiệp phù hợp.

Thay đổi lối sống có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng ngừng thở khi ngủ, đặc biệt là việc giảm cân; hạn chế uống rượu; ngừng sử dụng các thuốc an thần và chất gây nghiện; bỏ thuốc lá; điều chỉnh tư thế ngủ (nâng đầu giường lên cao khoảng 10cm, tránh sử dụng gối quá cao); những người ngủ nghiêng có nguy cơ ngừng thở khi ngủ nhẹ hoặc ngáy to có thể giảm thiểu vấn đề hô hấp khi nằm nghiêng.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn