Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột là gì?

65

Viêm ruột thường xảy ra chủ yếu ở ruột non và có thể làm suy giảm chức năng tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời. Triệu chứng đặc trưng của bệnh giúp người bệnh nhận biết và tìm đến chăm sóc y tế.

Bệnh viêm ruột có thể làm suy giảm chức năng tiêu hóa nếu không được điều trị kịp thời

Có mấy loại viêm ruột?

Theo Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, viêm ruột là một tình trạng bệnh thường gặp khi đường ruột bị vi khuẩn hoặc virus xâm nhập, gây ra tình trạng viêm nhiễm. Ban đầu, viêm nhiễm thường tập trung ở vùng ruột non, sau đó có thể lan rộng đến các khu vực khác của đường tiêu hóa.

Tình trạng viêm ruột thường được phân loại thành hai dạng chính, đó là viêm loét đại tràng và viêm ruột từng vùng Crohn.

Viêm loét đại tràng

    • Viêm loét tại vùng đại tràng: Tình trạng viêm nhiễm thường xuất hiện ở khu vực gần hậu môn.
    • Viêm loét đại tràng xích ma: Tình trạng viêm nhiễm chủ yếu ở vị trí gần cuối của phần đại tràng.
    • Viêm đại tràng bên trái: Viêm nhiễm tập trung ở phần đại tràng bên trái và đại tràng bên dưới.
    • Viêm loét đại tràng toàn phần: Tình trạng viêm nhiễm lan rộng khắp vùng đại tràng.
    • Viêm đại tràng cấp tính: Tình trạng viêm nhiễm lan toả đến toàn bộ khu vực đại tràng.

Viêm ruột từng vùng Crohn

Tình trạng viêm ruột từng vùng Crohn thường ảnh hưởng đến hồi tràng và đại tràng nghiêm trọng nhất. Người bệnh thường gặp đau đớn, suy nhược cơ thể, và trong trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa tính mạng.

Nguyên nhân gây ra viêm ruột và các yếu tố nguy cơ

Nguyên nhân chính

Viêm ruột thường phát sinh do sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc virus từ thực phẩm vào cơ thể. Khi vi khuẩn hoặc virus này xâm nhập vào ruột non, chúng gây ra tình trạng sưng tấy và viêm nhiễm đường ruột.

Ngoài ra, việc suy giảm chức năng miễn dịch, các rối loạn tự miễn, tổn thương từ quá trình xạ trị cũng có thể là nguyên nhân gây viêm ruột.

Yếu tố làm tăng nguy cơ viêm ruột

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột
Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột

Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, tuổi tác và giới tính đều có thể tác động làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột.

    • Yếu tố di truyền: Nếu có thành viên trong gia đình mắc bệnh viêm ruột, bạn sẽ có nguy cơ cao hơn so với người khác.
    • Yếu tố dinh dưỡng: Việc tiêu thụ lượng protein từ thịt động vật vượt quá mức khuyến nghị có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột cho cả nam và nữ.
    • Tuổi tác: Người dưới 35 tuổi thường có nguy cơ cao hơn mắc viêm ruột so với các nhóm tuổi khác.
    • Giới tính: Cả nam và nữ đều có nguy cơ mắc viêm ruột, nhưng tỷ lệ mắc viêm loét đại tràng thường cao hơn ở nam giới, trong khi tỷ lệ nữ mắc viêm ruột từng vùng Crohn lại cao hơn.
    • Chất kích thích: Người sử dụng thuốc lá thường có nguy cơ cao hơn mắc viêm ruột. Triệu chứng bệnh thường rõ ràng hơn ở nhóm này so với những người không hút thuốc.

Ngoài ra, yếu tố như nguồn nước uống hàng ngày, biến đổi khí hậu và tác dụng phụ của một số loại thuốc cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc viêm ruột.

Phương pháp phòng ngừa bệnh viêm ruột

Để phòng tránh bệnh viêm ruột, bạn cần thực hiện các biện pháp vệ sinh và áp dụng lối sống lành mạnh. Một số thay đổi nhỏ trong thói quen sống có thể giúp giảm nguy cơ xâm nhập của virus hoặc vi khuẩn gây viêm ruột vào cơ thể. Dưới đây là các biện pháp cụ thể:

    • Luôn rửa tay trước khi ăn và sau khi ra khỏi nhà vệ sinh.
    • Rửa tay sạch sẽ trước khi thực hiện sơ chế thực phẩm hoặc nấu ăn.
    • Sử dụng xà phòng hoặc sản phẩm chứa cồn để rửa tay, có nồng độ cồn ít nhất 60 độ.
    • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến kỹ.
    • Hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá và đồ uống có cồn, vì chúng có thể tăng nguy cơ mắc bệnh viêm ruột.

Điều trị viêm ruột như thế nào?

Hai phương pháp điều trị phổ biến nhất cho viêm ruột là sử dụng thuốc kháng sinh và phẫu thuật.

Điều trị bằng thuốc

Người bệnh ở giai đoạn không nặng thường được chỉ định sử dụng thuốc, chủ yếu là thuốc chống viêm và thuốc ức chế miễn dịch theo hướng dẫn của bác sĩ.

Phẫu thuật

    • Đối với viêm loét đại tràng nặng: Phẫu thuật thường được áp dụng khi viêm loét đại tràng gây ra biến chứng như thủng hoặc hoại tử ruột. Quy trình này thường bao gồm loại bỏ đại tràng và trực tràng, và thay vào đó là việc gắn thêm túi da tại cuối ruột để thuận tiện khi đi ngoài. Đây là thủ thuật nối hồi tràng hậu môn.
    • Đối với viêm ruột từng vùng Crohn: Nếu không thể thực hiện thủ thuật nối hậu môn, bác sĩ có thể chuyển sang thực hiện thủ thuật nối ống, mục đích là thông ống và dẫn phân ra bên ngoài.

Mặc dù viêm ruột có thể tái phát sau phẫu thuật, nhưng phẫu thuật vẫn được coi là phương pháp điều trị hiệu quả nhất đối với cả viêm đại tràng và viêm ruột từng vùng Crohn. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ phần ruột viêm nhiễm và liên kết phần ruột khỏe mạnh lại với nhau.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn