Nội dung tóm tắt
Virus cúm, mặc dù không thấy bằng mắt thường, lại là nguyên nhân gây ra những triệu chứng khó chịu và có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm nếu bị nhiễm phải. Sức ảnh hưởng của chúng đối với sức khỏe con người không hề nhỏ. Để hiểu rõ hơn về các dạng virus cúm, mời bạn cùng khám phá thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây.
Có mấy loại virus cúm phổ biến hiện nay?
Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur, virus cúm thuộc nhóm virus họ Orthomyxoviridae, có cấu trúc hình cầu với màng peptit bên trong và vỏ bọc nhiều lớp được hình thành từ 2 loại gai polipeptit. Nhờ cấu trúc vỏ bọc nhiều gai, virus này dễ dàng gắn vào niêm mạc đường hô hấp khi xâm nhập cơ thể. Virus cúm tiết enzyme Noraminidaza giúp thoát ra khỏi tế bào cũ để tấn công các tế bào khác, lan truyền và gây bệnh. Khả năng biến đổi liên tục của virus tạo ra những chủng mới, tăng nguy cơ cho sức khỏe con người.
Bệnh cúm lây truyền qua không khí, tồn tại trong giọt bắn và dịch tiết hô hấp. Hoặc thông qua tiếp xúc với các bề mặt có chứa virus, người khác có thể nhiễm bệnh khi hít hoặc nuốt phải các giọt này. Cúm A và cúm B là hai chủng phổ biến nhất hiện nay:
-
- Cúm A: Loại cúm có nhiều biến thể, gây ra nhiều đợt dịch lớn như H5N1, H1N1, H2N2, H3N2. Cả người lẫn động vật có thể mắc, và với điều kiện thuận lợi, có thể trở thành đại dịch.
- Cúm B: Ít gây biến chứng nghiêm trọng hơn cúm A, với hai phân dòng chính là Yamagata và Victoria. Virus cúm B có biến thể, nhưng diễn tiến bệnh khá chậm, và mức độ lưu hành phụ thuộc vào địa lý và môi trường.
- Cúm C: Loại ít xuất hiện nhất, không gây nhiều biểu hiện lâm sàng hoặc đợt dịch lớn.
Những triệu chứng chung thường gặp khi nhiễm các loại virus cúm
Tùy thuộc vào loại virus cúm và sức khỏe của bệnh nhân mà triệu chứng có thể khác nhau. Nhưng những dấu hiệu cúm thông thường bao gồm:
-
- Thời gian ủ bệnh: Ngắn, thường sau 1 hoặc vài ngày kể từ khi virus xâm nhập.
- Sốt: Sốt cao kèm theo rét run, nhiệt độ cơ thể tăng (39 – 40 độ C) từ khi bệnh bắt đầu và có thể kéo dài 3 – 5 ngày.
- Các biểu hiện khác: Đau đầu, đau nhức cơ thể, mặt đỏ, yếu cơ, chảy nước mắt, da khô và nóng, chảy nước mũi, thậm chí có thể chảy máu cam, tiêu chảy, táo bón, buồn nôn, miệng đắng, ho, ho có đờm…
- Giai đoạn hồi phục: Những biểu hiện của cúm thường giảm sau khoảng 5 – 7 ngày. Nhưng đối với trẻ nhỏ và người già có sức đề kháng yếu, giai đoạn hồi phục có thể kéo dài hơn.
Những biến chứng của các loại virus cúm
Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, khi bị nhiễm virus cúm, bệnh nhân thường gặp phải các vấn đề hô hấp nghiêm trọng như:
Viêm phổi tiên phát:
Virus khi xâm nhập cơ thể tăng nhanh và gây ra những phản ứng sau:
-
- Sốt liên tục: sốt cao không giảm sau 3 – 5 ngày, không phản ứng với thuốc hạ sốt.
- Thở nhanh, khó thở, suy hô hấp, thậm chí ngưng thở…
- Các triệu chứng khác: ho ra máu, niêm mạc tím tái…
Viêm phổi thứ phát:
Biến chứng có thể xảy ra khi cơ thể yếu, dễ bị tấn công bởi các vi khuẩn, virus khác. Thường xảy ra ở người lớn tuổi hoặc người mắc các bệnh mạn tính.
-
- Sốt có thể giảm sau 2 – 3 ngày rồi tăng trở lại.
- Biến chứng đông đặc phổi: đau ngực, khó thở, ho ra máu, ho đờm, đau đầu, da tím tái, suy kiệt…
Các biến chứng khác:
Sau thời gian xâm nhập, virus cúm có thể gây ra các biến chứng ngoài hệ hô hấp như:
-
- Biến chứng thần kinh: viêm màng não, viêm não, viêm dây thần kinh, viêm não tủy, viêm thần kinh…
- Tác động đến tim mạch: suy tuần hoàn, viêm màng tim, viêm cơ tim…
- Đối với phụ nữ mang thai: biến chứng phổi, sảy thai…
- Đối với trẻ sơ sinh: viêm xương, viêm tai, nhiễm độc thần kinh…
Để bảo vệ sức khỏe, mọi người nên cập nhật thông tin y tế, tuân thủ các hướng dẫn của Bộ Y tế như sử dụng dung dịch sát khuẩn, đeo khẩu trang, kính chống giọt bắn, tránh đông người, tiêm vắc xin, và kiểm tra sức khỏe định kỳ.