Cà phê là thức uống phổ biến, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe và được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, việc uống cà phê đôi khi có thể gây ra tình trạng đau bụng, làm cho người dùng cảm thấy khó chịu. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và những biện pháp cần thực hiện để giảm thiểu tình trạng này nhé.
Nguyên nhân gây ra tình trạng uống cà phê bị đau bụng
Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, cà phê có thể giúp tăng cường năng lượng và giảm cảm giác mệt mỏi. Tuy nhiên, nhiều người khi sử dụng thức uống này lại gặp phải tình trạng đau bụng, gây khó chịu và ảnh hưởng đến tâm trạng. Nguyên nhân dẫn đến việc uống cà phê bị đau bụng có thể bao gồm:
Thành phần trong cà phê:
Đau bụng sau khi uống cà phê có thể do caffeine và axit có trong thức uống này. Caffeine có khả năng tăng cường nhu động ruột và kích thích tiết axit dạ dày, làm dạ dày cảm thấy khó chịu. Ngoài ra, các hợp chất axit trong cà phê cũng có thể làm gia tăng sản xuất axit dạ dày, dẫn đến đau bụng.
Chất phụ gia trong cà phê:
Đường, sữa, kem và các phụ gia khác thường được thêm vào cà phê, và đây cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng. Ví dụ, những người không dung nạp lactose trong sữa có thể gặp co thắt dạ dày và đau bụng khi tiêu thụ cà phê có sữa.
Nguyên nhân khác:
Thói quen uống cà phê khi đói có thể làm dạ dày khó chịu, gây đau bụng và buồn nôn. Bên cạnh đó, sử dụng cà phê kém chất lượng hoặc có nguồn gốc không rõ ràng, cà phê để lâu có thể chứa nấm mốc hoặc các chất độc hại, dẫn đến đau bụng.
Những lưu ý khi uống cà phê
Bạn đã tìm hiểu về một số nguyên nhân có thể gây đau bụng khi uống cà phê. Để tránh gặp phải tình trạng này, hãy lưu ý những điểm sau khi thưởng thức thức uống này:
Không uống cà phê khi đói:
Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, để giảm thiểu cảm giác đau bụng và khó chịu, bạn nên tránh uống cà phê khi dạ dày đang trống rỗng.
Thay đổi chất phụ gia:
Khi pha cà phê, hãy cân nhắc thay thế các phụ gia để cải thiện tình trạng đau bụng. Bạn có thể sử dụng sữa đậu nành, sữa hạnh nhân thay vì sữa chứa lactose, hoặc thử cà phê không sữa.
Không uống quá nhiều:
Sử dụng cà phê với số lượng lớn có thể dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, đau đầu, bồn chồn và mất ngủ. Do đó, hãy uống với lượng vừa phải để tránh lạm dụng.
Chọn cà phê chất lượng:
Đau bụng sau khi uống cà phê cũng có thể do sản phẩm không rõ nguồn gốc, bị nấm mốc hoặc chứa chất độc. Vì vậy, hãy chọn cà phê đảm bảo chất lượng, tươi mới và có nguồn gốc rõ ràng.
Lưu ý đối tượng không nên uống cà phê:
Những người có vấn đề tiêu hóa như trào ngược dạ dày, hội chứng ruột kích thích hoặc viêm loét dạ dày không nên uống cà phê. Trẻ em dưới 12 tuổi và người mắc bệnh tim cũng nên hạn chế đồ uống chứa caffeine.
Bổ sung thực phẩm tốt cho đường ruột:
Để cải thiện tình trạng đau bụng sau khi uống cà phê, hãy bổ sung trái cây, rau xanh và ngũ cốc vào chế độ ăn. Những thực phẩm này giàu chất xơ, giúp cân bằng vi khuẩn đường ruột và hỗ trợ tiêu hóa. Sản phẩm chứa probiotic như sữa chua cũng rất tốt cho sức khỏe đường ruột.
Uống đủ nước:
Đừng quên duy trì thói quen uống đủ nước để giữ cơ thể luôn được cung cấp đủ nước.
Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng đau bụng khi uống cà phê. Nếu bạn cảm thấy khó chịu hoặc đau bụng sau khi uống, hãy thử áp dụng một số biện pháp đã nêu. Nếu tình trạng vẫn tiếp diễn, tốt nhất là nên ngừng sử dụng cà phê và xem xét lựa chọn một thức uống khác.