Nội dung tóm tắt
Đau đầu mệt mỏi là triệu chứng thường gặp ở nhiều người. Việc xác định nguyên nhân gây ra tình trạng này đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị và phòng ngừa một cách hiệu quả.
Đau đầu mệt mỏi nguyên nhân do đâu?
Cô Nguyễn Thị Thắm – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đau đầu mệt mỏi có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó các nguyên nhân phổ biến gồm:
Rối loạn giấc ngủ: Thiếu ngủ, ngủ không sâu giấc hoặc mất ngủ thường xuyên sẽ làm cơ thể suy nhược, gây đau đầu và mệt mỏi, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Thiếu máu: Đau đầu và mệt mỏi có thể do thiếu sắt hoặc vitamin B1. Các bệnh lý nghiêm trọng như suy thận, xuất huyết dạ dày, nhiễm trùng cũng gây đau đầu kéo dài.
Tiếp xúc với thiết bị điện tử: Làm việc liên tục với máy tính, điện thoại,… dễ gây đau đầu, mỏi mắt do ánh sáng màn hình tác động trực tiếp.
Phụ nữ mang thai: Thay đổi hormone và triệu chứng ốm nghén thường khiến phụ nữ đau đầu và mệt mỏi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Bệnh lý: Đau đầu mệt mỏi có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh như:
-
- Bệnh lý thần kinh: Gây đau đầu, mắt mờ, suy giảm nhận thức.
- Lupus ban đỏ hệ thống: Bệnh tự miễn gây viêm, đau nhức đầu, khô miệng, đau khớp.
- Trầm cảm: Căng thẳng, lo âu và các rối loạn tâm lý.
- U não: Gây đau đầu kèm mắt mờ, run tay, suy giảm trí nhớ.
Đau đầu mệt mỏi điều trị như thế nào?
-
- Đa phần các trường hợp đau đầu mệt mỏi không quá nguy hiểm, nhưng nếu kéo dài và nghiêm trọng, chúng có thể ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và cảnh báo những bệnh lý nghiêm trọng. Dưới đây là các biện pháp hiệu quả để khắc phục:
- Thay đổi lối sống: Ăn uống đủ chất, ngủ đủ giấc, vận động đều đặn và duy trì tinh thần lạc quan, tránh căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực.
- Sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như ibuprofen, paracetamol, nhưng cần tuân thủ liều lượng và tránh lạm dụng để ngăn ngừa tác dụng phụ.
- Phòng ngừa: Tránh nơi ồn ào, đông đúc và hạn chế sử dụng thiết bị điện tử để giảm nguy cơ khởi phát cơn đau đầu.
- Áp dụng liệu pháp thư giãn: Massage, chườm lạnh hoặc sử dụng tấm sưởi ấm lên vùng đau để giảm đau.
- Thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp nếu tình trạng không cải thiện.
Phương pháp phòng tránh đau đầu mệt mỏi
Theo cô Trương Thị Thanh nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, nếu đau đầu mệt mỏi không do bệnh lý, bạn có thể phòng ngừa bằng các biện pháp sau:
-
- Duy trì lối sống lành mạnh: Bổ sung đủ dưỡng chất và đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày. Dành ít nhất 30 phút mỗi ngày để vận động, giúp lưu thông máu và giảm căng thẳng.
- Kiểm soát căng thẳng: Khi cảm thấy mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi và thư giãn bằng các hoạt động như xem phim, nghe nhạc, dạo phố, hoặc gặp gỡ bạn bè.
- Sử dụng thiết bị điện tử hợp lý: Áp dụng nguyên tắc 20:20 (sau 20 phút sử dụng thì nghỉ 20 giây) và tránh dùng trước giờ ngủ để không ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Hạn chế thói quen xấu: Không hút thuốc, uống rượu bia hay lạm dụng thuốc giảm đau trong thời gian dài.
Khi nào cần đi khám khi bị đau đầu mệt mỏi?
Như đã đề cập, đau đầu mệt mỏi có thể do các bệnh lý nguy hiểm. Nếu gặp những trường hợp dưới đây, bạn cần đi khám ngay:
-
- Đau đầu đột ngột và nghiêm trọng gây choáng váng, mất thăng bằng, đau nhức cơ thể, buồn nôn, hoặc sợ ánh sáng.
- Cơn đau kéo dài liên tục không giảm dù đã thay đổi thói quen sinh hoạt và dùng thuốc giảm đau.
- Kèm triệu chứng khó thở, suy giảm thị lực, hoặc mất trí nhớ ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt.
- Đau đầu không rõ nguyên nhân, tái diễn nhiều lần.
- Người có bệnh nền như cao huyết áp, tiểu đường mà thường xuyên đau đầu mệt mỏi cần đi khám ngay.