Cách sử dụng nước súc họng an toàn và hiệu quả

14

Nước súc họng là một giải pháp hỗ trợ làm sạch khoang miệng, điều trị các bệnh lý liên quan đến vùng họng và nha chu. Mặc dù công dụng của nước súc họng rất đáng kể, nhưng nếu không sử dụng đúng cách, hiệu quả của nó sẽ bị giảm đi đáng kể. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về lợi ích và cách dùng nước súc họng một cách hiệu quả.

Nước súc họng có công dụng đáng kể nếu sử dụng đúng cách
Nước súc họng có công dụng đáng kể nếu sử dụng đúng cách

Công dụng của nước súc họng

Theo chia sẻ từ Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nước súc họng là dung dịch lỏng chứa tinh dầu hoặc chất kháng khuẩn giúp làm sạch khoang miệng. Hiện nay, có nhiều loại nước súc họng khác nhau trên thị trường, nhưng hầu hết đều mang lại các lợi ích sau:

    • Loại bỏ mảnh vụn thức ăn và mảng bám còn sót lại sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa.
    • Giảm hôi miệng, giúp hơi thở tươi mát.
    • Ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu, viêm niêm mạc miệng.
    • Hỗ trợ làm lành vết thương sau phẫu thuật vùng miệng.
    • Giúp làm sạch khoang miệng khi không thể đánh răng.
    • Loại bỏ các tác nhân gây hại ở vùng họng.
    • Giảm tốc độ hình thành cao răng và các yếu tố gây vôi răng.

Các thành phần của thuốc súc họng

Thành phần của các loại nước súc họng sẽ khác nhau tùy thuộc vào mục đích sử dụng:

    • Nước súc họng dùng cho vệ sinh hàng ngày: chứa NaCl 0.9%.
    • Nước súc họng dùng để điều trị: chứa chất kháng khuẩn, nước tinh khiết, tinh dầu, chất tạo vị, tạo mùi và chất bảo quản. Một số loại không cần kê đơn, trong khi những loại khác cần có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Hầu hết các loại nước súc họng trên thị trường hiện nay đều chứa các thành phần chính như:

    • Fluor: giúp phòng ngừa và giảm sâu răng.
    • Chất kháng vi sinh vật: tiêu diệt các tác nhân gây mùi hôi, tạo mảng bám và gây viêm nướu.
    • Muối astringent: có tác dụng khử mùi hơi thở tạm thời.
    • Chất trung hòa mùi: tấn công và vô hiệu hóa tác nhân gây mùi khó chịu trong khoang miệng.
    • Chất làm trắng: ngăn ngừa tình trạng ố vàng của răng.
Các thành phần của nước súc họng
Các thành phần của nước súc họng

Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM – Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung, các loại nước súc họng diệt khuẩn thường bổ sung thêm menthol, alcohol, eucalyptol,… mang lại cảm giác châm chích khi sử dụng. Dựa vào mục đích sử dụng, bạn nên cân nhắc các thành phần trong nước súc họng để chọn lựa phù hợp:

    • Nước súc họng chứa Chlorhexidine: thích hợp cho người mới nhổ răng, bị viêm nướu hoặc sâu răng.
    • Nước súc họng chứa tinh dầu: giúp giảm mùi hôi miệng, phù hợp với người bị hôi miệng.
    • Nước súc họng chứa hoạt chất giảm độ nhạy cảm: phù hợp cho người có kích ứng ở khoang miệng hoặc răng ê buốt.
    • Nước súc họng chứa Pyrophosphate, Cetylpyridinium: thích hợp cho người hay bị mảng bám trên răng hoặc răng bị ố vàng.

Sử dụng nước súc họng như thế nào?

Cách sử dụng nước súc họng

Để phát huy tối đa công dụng của nước súc họng, bạn nên:

    1. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa sau bữa ăn. Nếu sử dụng kem đánh răng có fluor, hãy chờ một lúc trước khi dùng nước súc họng.
    2. Rót một lượng nước súc họng vào cốc (hoặc pha chế theo hướng dẫn), ngậm trong miệng theo thời gian khuyến cáo.
    3. Súc họng thật kỹ rồi nhổ ra.

Những trường hợp không nên sử dụng

Nước súc họng không nên dùng cho:

    • Trẻ em dưới 5 tuổi.
    • Người dị ứng với thành phần.
    • Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú mà không có chỉ định bác sĩ.

Lưu ý khi sử dụng

    • Thời gian súc họng tối ưu là 30 – 60 giây.
    • Chỉ súc họng 2 lần/ngày; nếu chứa fluor, chỉ nên 1 lần/ngày.
    • Chọn sản phẩm phù hợp với độ tuổi và mục đích sử dụng.
    • Đợi 30 phút sau khi súc họng mới ăn uống.
    • Không thay thế kem đánh răng bằng nước súc họng.
    • Ngừng sử dụng nếu có triệu chứng như phát ban hay ngứa rát

Nếu bạn gặp vấn đề về răng, nướu hoặc vòm họng, tốt nhất nên đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định tình trạng và nhận tư vấn về loại nước súc họng phù hợp.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn