Đầy hơi khó thở có thể cảnh báo bệnh lý gì?

36

Cảm giác đầy hơi khó thở là triệu chứng phổ biến mà ai cũng có thể gặp phải. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý tiềm ẩn. Vì vậy, bạn không nên chủ quan nếu thường xuyên trải qua triệu chứng này.

Đầy hơi khó thở là triệu chứng phổ biến ai cũng có thể gặp phải
Đầy hơi khó thở là triệu chứng phổ biến ai cũng có thể gặp phải

Đầy hơi khó thở là như thế nào?

Theo chia sẻ từ Cô Nguyễn Thị Hoàng Duyên – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, cảm giác đầy hơi và khó thở là triệu chứng phổ biến, có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt và cảnh báo bệnh lý tiềm ẩn. Bạn không nên chủ quan nếu triệu chứng này thường xuyên xảy ra. Tình trạng này đi kèm với bụng căng tức, giống như vừa ăn no, gây khó thở do áp lực bụng chèn lên cơ hoành. Các nguyên nhân bao gồm:

Chế độ ăn uống không hợp lý

Chế độ ăn uống kém, thường xuyên bỏ bữa, ăn nhanh, nhai không kỹ, và tiêu thụ nhiều tinh bột cùng đồ chiên rán có thể dẫn đến đầy hơi. Thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia cũng làm tình trạng này trở nên nghiêm trọng hơn, đi kèm với các vấn đề khác như khó thở hay ho.

Vấn đề tâm lý

Đầy hơi và khó thở cũng có thể xuất phát từ yếu tố tâm lý. Căng thẳng, lo âu, và bất an có thể cản trở quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng đầy hơi, chướng bụng, và khó tiêu. Trong một số trường hợp, bệnh nhân còn có thể gặp phải triệu chứng khó thở, nôn hoặc buồn nôn.

Tác dụng phụ của thuốc

Nhiều loại thuốc, như kháng sinh, kháng viêm, và thuốc an thần, có thể làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, gây ra các rối loạn tiêu hóa như đầy hơi và nặng bụng. Tuy nhiên, triệu chứng này thường sẽ thuyên giảm khi ngừng sử dụng thuốc.

Đầy hơi khó thở có thể là dấu hiệu của bệnh gì?

Trong một số trường hợp, tình trạng đầy hơi khó thở có thể là dấu hiệu của các bệnh lý nghiêm trọng mà bạn không nên bỏ qua. Những bệnh lý này bao gồm:

Bệnh về đường ruột

Các bệnh lý như nhiễm trùng đường ruột, táo bón, hoặc viêm ruột thừa có thể làm suy giảm lợi khuẩn trong đường ruột, khiến quá trình tiêu hóa thức ăn bị chậm lại. Khi thức ăn không được tiêu hóa và đào thải hiệu quả, nó sẽ tích tụ trong ruột, tạo ra nhiều hơi và gây cảm giác đầy hơi khó thở.

Bệnh về dạ dày

Đầy hơi khó thở có thể cảnh báo bệnh về dạ dày
Đầy hơi khó thở có thể cảnh báo bệnh về dạ dày

Theo Cô Lê Anh Đào – hiện đang giảng dạy tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, tình trạng này có thể cảnh báo các vấn đề dạ dày như trào ngược dạ dày thực quản và viêm loét dạ dày tá tràng. Những bệnh lý này khiến thức ăn khó tiêu hóa và tích tụ, gây nặng bụng, đầy hơi, kèm theo triệu chứng ợ nóng, buồn nôn và khó thở, đặc biệt khi nằm.

Bệnh đại tràng co thắt

Trường hợp nghiêm trọng nhất của tình trạng đầy hơi khó thở là bệnh đại tràng co thắt. Người bệnh không chỉ gặp triệu chứng đầy hơi và khó thở mà còn cảm thấy bụng sôi liên tục, đi ngoài nhiều hơn, và có thể sờ thấy khối u nổi lên ở vùng đại tràng. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh có thể đe dọa đến tính mạng.

Đầy hơi khó thở có gây nguy hiểm không?

Nhìn chung, tình trạng đầy hơi khó thở thường không nguy hiểm. Nếu bạn điều chỉnh chế độ ăn uống và thực hiện chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý, triệu chứng sẽ giảm và có thể biến mất sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài và đi kèm với các triệu chứng nghiêm trọng dưới đây, bạn cần nhanh chóng thăm khám bác sĩ:

    • Đầy hơi khó thở kéo dài hơn 3 tuần.
    • Xuất hiện hơn 10 lần mỗi tháng.
    • Đau bụng dữ dội.
    • Buồn nôn và nôn liên tục.
    • Đi ngoài không kiểm soát.
    • Phân có màu sẫm và lẫn dịch máu.
    • Sốt.
    • Sụt cân.
    • Cảm thấy mệt mỏi, lừ đừ.

Phương pháp cải thiện và ngăn ngừa đầy hơi khó thở

Để cải thiện và phòng ngừa đầy hơi khó thở, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Thói quen ăn uống lành mạnh

Ăn đúng giờ, không bỏ bữa, nhai chậm và hạn chế thực phẩm chứa nhiều tinh bột, chất béo. Tránh rượu bia, nước ngọt có ga và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt khoa học

Tích cực vận động để kích thích tiêu hóa, ngủ đủ giấc và tránh căng thẳng để bảo vệ hệ tiêu hóa.

Massage vùng bụng

Sau khi ăn khoảng 30 phút, massage nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ trong 10 phút, có thể dùng tinh dầu hoặc dầu gió để tăng hiệu quả.

Uống trà thảo mộc

Trà cam thảo, trà hoa cúc, trà bạc hà và trà gừng mật ong giúp cải thiện tiêu hóa và thư giãn. Uống vào buổi sáng và tối để dễ chịu hơn.

Điều trị bệnh lý liên quan

Thăm khám và điều trị kịp thời các vấn đề về tiêu hóa, dạ dày và đại tràng. Không tự ý dùng thuốc hay men tiêu hóa khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn