Nội dung tóm tắt
Nhịn ăn là phương pháp nhiều người áp dụng để giảm cân nhanh chóng. Tuy nhiên, về lâu dài, đây không phải là cách giảm cân an toàn và có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho sức khỏe. Vậy, thường xuyên nhịn ăn có những tác hại gì?
Nhịn ăn thường xuyên gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe?
Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, nhịn ăn là thói quen của nhiều người, nhưng thời gian nhịn ăn ở mỗi người có thể khác nhau. Nếu chỉ nhịn ăn vài ngày và duy trì đủ nước, người có sức khỏe bình thường ít khi gặp phải vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, nhịn ăn liên tục hoặc nhịn ăn hoàn toàn trong thời gian dài sẽ gây ra nhiều hệ lụy. Cơ thể cần bổ sung chất dinh dưỡng hàng ngày để duy trì năng lượng cho các hoạt động sống. Khi thiếu dinh dưỡng lâu dài, cơ thể sẽ bị táo bón, mệt mỏi, mất nước và hàng loạt bệnh lý khác đe dọa đến sự sống.
Thường xuyên nhịn ăn gây ra tác hại gì?
Nhịn ăn có tác hại phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: nhịn ăn bao lâu, có nhịn hoàn toàn hay không,… Tuy nhiên, nhịn ăn thường xuyên và kéo dài chắc chắn tiềm ẩn nhiều hệ lụy xấu cho sức khỏe. Vậy thường xuyên nhịn ăn sẽ gây ra tác hại gì?
Cơ thể bị mất nước
Nhịn ăn dài ngày làm chậm quá trình dự trữ năng lượng của cơ thể, góp phần gây mất nước. Hệ quả là huyết áp thấp, da khô, táo bón,…
Dạ dày bị viêm loét
Khi bị bỏ đói, dạ dày phải co bóp nhiều hơn và tiết ra dịch vị mà không có gì để tiêu hóa, dẫn đến viêm loét dạ dày. Nhịn ăn làm giảm sản xuất axit dạ dày, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và có thể đe dọa tính mạng.
Trí nhớ suy giảm
Não bộ cần năng lượng từ chất béo để hoạt động. Nếu thường xuyên nhịn ăn, cơ thể sẽ thiếu chất béo và dưỡng chất, điều này có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ, thường được nhận biết qua hiện tượng hay quên.
Bị táo bón
Nhịn ăn làm mất đi nhiều chất dinh dưỡng, bao gồm chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa. Thiếu chất xơ có nguy cơ dẫn đến táo bón và mắc bệnh trĩ.
Mất ngủ
Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết thêm, khi bỏ đói, cơ thể đốt cháy chất béo thay vì dùng glucose để tạo năng lượng. Nhịn ăn lâu ngày làm giảm insulin, cơ thể phải làm việc nhiều hơn để tăng enzyme orexin, tạo ra năng lượng tạm thời. Đồng thời, não phát tín hiệu tiết adrenaline quá mức, gây khó ngủ, ngủ kém.
Dễ hạ đường huyết
Quá trình phân hủy carbohydrate từ thực phẩm tạo ra glucose trong máu, là nguồn năng lượng cần thiết cho hoạt động của cơ thể. Nhịn ăn thường xuyên hay ăn quá ít làm giảm lượng đường trong máu, dễ dẫn đến hạ đường huyết, gây mất cân bằng, chóng mặt, hoa mắt,…
Phương pháp an toàn khi nhịn ăn
Nếu bạn đang cân nhắc nhịn ăn để giảm cân hoặc vì mục đích khác, hãy tự tìm hiểu kỹ những hậu quả có thể xảy ra trước khi thực hiện. Để thực hiện nhịn ăn an toàn trong thời gian ngắn, bạn có thể áp dụng các cách sau đây:
Chỉ nhịn ăn trong thời gian ngắn
Bạn có thể thử các phương pháp nhịn ăn sau đây:
-
- Mô hình 5:2: Giới hạn lượng calo vào cơ thể trong hai ngày mỗi tuần. Trước khi nhịn ăn trong 2 ngày, nữ cần nạp khoảng 500 calo/ngày và nam cần nạp khoảng 600 calo/ngày trong 5 ngày còn lại.
- Mô hình 6:1: Tương tự như mô hình 5:2, nhưng giới hạn calo vào cơ thể trong một ngày.
Nhịn ăn kéo dài có thể tăng nguy cơ các vấn đề sức khỏe như đã nói trên, do đó nếu cần nhịn ăn thì nên tuân thủ thời gian ngắn không quá 24 giờ. Nếu muốn gia tăng thời gian nhịn ăn, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo an toàn.
Ăn đủ đạm
Nếu bạn nhịn ăn để giảm cân, hãy ăn đủ lượng đạm cần thiết. Việc này giúp giữ được cơ thể mạnh mẽ và giảm thiểu mất cơ và mỡ. Ăn đủ đạm trong những ngày nhịn ăn giúp kiểm soát cơn đói và bù đắp những tác dụng phụ có thể xảy ra khi nhịn ăn.
Tóm lại, nhịn ăn quá nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn đến suy nhược cơ thể, làm chậm quá trình trao đổi chất, và gây rối loạn chức năng. Đây là những tác hại mà bạn cần phải cân nhắc trước khi áp dụng nhịn ăn. Thay vì nhịn ăn mà không đúng cách, bạn nên duy trì một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với luyện tập hợp lý, để đảm bảo sức khỏe và tránh các tình huống nguy hiểm cho cơ thể.