Dược sĩ có dự định mở quầy thuốc hoặc làm việc trong các nhà thuốc cần trang bị cho mình kiến thức về nguyên tắc sắp xếp tên thuốc theo tiêu chuẩn GPP.
- 3 cá nhân nhận giải Nobel Y sinh 2017 đến từ Trường đại học nào?
- Chân dung “bà tiên thuốc’ sáng lập ngành Điều dưỡng trên thế giới
- Mỹ chiếm lĩnh đầu bảng danh sách 500 trường Đại học hàng đầu thế giới
Cách sắp xếp thuốc tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Ngành Dược là một ngành có sức hấp dẫn lớn đối với giới trẻ bởi sau khi tốt nghiệp ra trường các Dược sĩ có thể lựa chọn nhiều hướng đi cho mình trong thế giới rộng lớn của ngành Dược với mức lương hấp dẫn như: Dược sĩ nhà thuốc, kiểm nghiệm thuốc, sản xuất thuốc, phân phối thuốc… Đối với những Dược sĩ có ý định làm việc tại nhà thuốc hoặc muốn mở một nhà thuốc GPP cần phải hiểu được cách sắp xếp nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP.
Nhằm giúp các bạn trẻ hiểu hơn về phương pháp sắp xếp thuốc, Ban tư vấn tuyển sinh Cao đẳng Dược Đồng Nai sẽ hướng dẫn qua bài viết sau:
Cách sắp xếp tên thuốc đạt chuẩn GPP
Để đảm bảo tiêu chuẩn “Thực hành tốt nhà thuốc”- GPP thì trước khi sắp xếp thuốc, nhà thuốc phải đảm bảo diện tích từ 10m2 trở lên (gồm khu vực trưng bày, khu vực tư vấn, trao đổi thông tin về thuốc) nhằm đảm bảo diện tích phù hợp cho việc trưng bày, bảo quản các loại thuốc theo quy định của Bộ. Bảo quản thuốc trong nhà thuốc với nhiệt độ phải thấp hơn 300C và có độ ẩm không vượt quá 75%.
Những nguyên tắc sắp xếp nhà thuốc theo tiêu chuẩn GPP bao gồm:
Nguyên tắc thứ 1: Sắp xếp thuốc theo từng mặt hàng riêng biệt.
Điều này đồng nghĩa với việc bạn phải biết cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo từng loại mặt hàng như: Dược phẩm dùng để điều trị bệnh, Thực phẩm chức năng, Mỹ phẩm, Hàng hóa, Thiết bị y tế,…
Nguyên tắc thứ 2: cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu bảo quản đặc biệt đối với một số loại thuốc nhất định, nội dung nguyên tắc này cụ thể như sau:
Thuốc bảo quản ở điều kiện bình thường như thuốc kháng sinh, thuốc hạ sốt,…
Thuốc cần bảo quản ở điều kiện đặc biệt: Cần bảo quản ở nhiệt độ đặc biệt; cần tránh ánh sáng; hàng dễ bay hơi; có mùi; dễ phân hủy ….như Vacxin, thuốc viên đạn hạ sốt,…
Nguyên tắc thứ 3: cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc theo yêu cầu của các quy chế, quy định chuyên môn hiện hành:
Các thuốc độc bảng A, B phải được sắp xếp riêng, hoặc phải được đựng trong các ngăn tủ riêng có khóa chắc chắn, bảo quản và quản lý theo các quy chế chuyên môn ngành Dược hiện hành.
Hàng chờ xử lý: Xếp vào khu vực riêng, có nhãn “Hàng chờ xử lý”.
Sắp xếp thuốc tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP
Nguyên tắc thứ 4: Sắp xếp,trình bày hàng hóa trên các giá, tủ cần đảm bảo được các nguyên tắc sau:
Theo Dược sĩ Đặng Nam Anh đang giảng dạy liên thông Cao đẳng Dược Đồng Nai, cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc đạt chuẩn GPP là Dược sĩ cần sắp xếp hàng hóa theo các nguyên tắc nhất định; có thể lựa chọn các nguyên tắc sắp xếp sau: Theo nhóm tác dụng dược lý, công thức hóa học; hãng sản xuất; dạng thuốc,…Trong quá trình sắp xếp thuốc cũng cần đảm bảo được nguyên tắc: Dễ tìm, dễ lấy, dễ thấy, dễ kiểm tra.
Gọn gàng, ngay ngắn, có thẩm mỹ, không xếp lẫn lộn giữa các mặt hàng,..
Nhãn hàng của các loại thuốc (Chữ, số, hình ảnh,..) trên các bao bì: Quay ra ngoài, thuận chiều nhìn của khách hàng.
Nguyên tắc thứ 5: “Sắp xếp thuốc trong quầy thuốc hay trong quầy thuốc cũng vẫn cần đảm bảo được nguyên tắc FEFO và FIFO và đảm bảo chất lượng hàng Dược phẩm”.
FEFO: Hàng có hạn dùng còn lại ngắn hơn xếp ra ngoài, hạn dùng dài hơn xếp vào trong.
FIFO: Hàng sản xuất trước xuất trước, lô nhập trước xuất trước,…
Khi bán lẻ: Bán hết hộp đã mở trước, mở hộp nguyên sau: Tránh tình trạng mở nhiều hộp thuốc một lúc.
Chống đổ vỡ hàng:
Hàng nặng để dưới, nhẹ để trên.
Các mặt hàng dễ vỡ như chai, lọ, ống tiêm truyền,… để ở trong, không xếp chồng lên nhau.
Nguyên tắc thứ 6: Cách sắp xếp thuốc trong nhà thuốc cần các tài liệu, văn phòng phẩm, tư trang.
Các sổ, sách, giấy tờ, tài liệu tham khảo chuyên môn:
Phải được phân loại, bảo quản cẩn thận, sạch sẽ (theo quy định), ghi nhãn.
Sắp xếp trên ngăn tủ riêng.
Các tờ quảng cáo, giới thiệu thuốc (Có phiếu tiếp nhận công văn cho phép quảng cáo) phải được sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Văn phòng phẩm, dụng cụ phục vụ cho bán hàng, vệ sinh, tư trang phải sắp xếp gọn gàng, để đúng nơi quy định.
Tư trang: Không để trong khu vực quầy thuốc.
Trên đây là những nguyên tắc sắp xếp các loại thuốc đạt chuẩn GPP mà Dược sĩ cần biết để thuận lợi trong công việc của mình. Chúc bạn thành công!
Nguồn: Cao đẳng Y Dược Đồng Nai tổng hợp