Bí quyết loại bỏ nghẹt mũi khó thở khi ngủ

154

Nghẹt mũi khó thở khi ngủ thường xảy ra phổ biến, đặc biệt là đối với những người có vấn đề về tai mũi họng,… Vậy làm thế nào để giảm bớt cảm giác khó chịu này và có một giấc ngủ sâu hơn? Hãy tham khảo bài viết dưới đây để tìm câu trả lời.

Nghẹt mũi khó thở khi ngủ thường xảy ra đối với người có vấn đề về tai mũi họng
Nghẹt mũi khó thở khi ngủ thường xảy ra đối với người có vấn đề về tai mũi họng

Nguyên nhân gây ra nghẹt mũi khó thở khi ngủ

Theo Thầy Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, nhiều người gặp phải vấn đề nghẹt mũi và khó thở khi đi vào giấc ngủ. Nguyên nhân có thể là do sự sản xuất dịch nhầy tăng lên và sự tắc nghẽn trong đường hô hấp trên cơ thể, hoặc có thể xuất phát từ việc viêm nhiễm các mạch máu trong niêm mạc của mũi. Khi điều này xảy ra, người bệnh thường cảm thấy nghẹt mũi và khó thở ở một hoặc cả hai bên mũi khi nằm xuống, dẫn đến việc không thể có giấc ngủ sâu hoặc giấc ngủ bị gián đoạn.

Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng nghẹt mũi và khó thở khi ngủ, bao gồm:

    • Viêm nhiễm mũi: Sự viêm nhiễm của niêm mạc mũi do các nguyên nhân như cảm lạnh, cúm, viêm xoang, viêm amidan, viêm VA, đặc biệt là viêm mũi dị ứng. Khi tiếp xúc với các chất gây dị ứng như bụi bẩn, phấn hoa, lông động vật, hay mỹ phẩm, có thể gây ra các triệu chứng như hắt hơi, chảy nước mũi, và nghẹt mũi.
    • Dị vật trong mũi: Có thể mắc kẹt dị vật trong mũi, đặc biệt là ở trẻ em khi chơi và vô tình đưa đồ chơi vào mũi. Tình trạng này không chỉ gây nghẹt mũi và khó thở mà còn có thể gây viêm nhiễm nếu không được xử lý kịp thời.
    • Tai nạn và chấn thương mũi: Các tai nạn và chấn thương có thể gây tổn thương vùng mũi, như phù nề hoặc lệch vách ngăn, gây ra nghẹt mũi và khó thở, đặc biệt khi nằm xuống.
    • Môi trường sống không đảm bảo: Môi trường sống, đặc biệt là không gian ngủ, không được vệ sinh đúng cách có thể gây nên nhiều vấn đề, như tích tụ bụi bẩn, hoặc không đảm bảo độ ẩm phù hợp khi sử dụng máy điều hòa, dẫn đến việc gặp phải các triệu chứng dị ứng và nghẹt mũi khi ngủ.

Phải làm sao khi bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?

Phải làm sao khi bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?
Phải làm sao khi bị nghẹt mũi khó thở khi ngủ?

Thầy Nguyễn Văn Đạt – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM chia sẻ, tình trạng nghẹt mũi và khó thở khi ngủ không chỉ gây ra sự không thoải mái mà còn có thể dẫn đến mất ngủ, ảnh hưởng đến sức khỏe nếu kéo dài. Buổi sáng sau đó, cảm giác uể oải và mệt mỏi do thiếu ngủ có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe. Vậy, làm thế nào để xử lý tình trạng này?

    • Uống nước: Nếu nguyên nhân là do dịch nhầy trong mũi đặc và tắc nghẽn, hãy tăng cường uống nước, đặc biệt là nước ấm. Nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy và kích thích quá trình đào thải dịch nhầy ra khỏi cơ thể. Đồng thời, ăn thức ăn loãng và uống nhiều nước vào ban ngày, tránh vào buổi tối để giấc ngủ không bị gián đoạn do buồn tiểu liên tục.
    • Tránh cà phê: Cà phê có tác dụng lợi tiểu, khiến cơ thể mất nước và dịch nhầy trong mũi trở nên đặc hơn. Tránh uống cà phê, đặc biệt là vào buổi tối để tránh tình trạng nghẹt mũi khi đi ngủ.
    • Sử dụng nước muối sinh lý: Nước muối sinh lý có thể được sử dụng để nhỏ mũi, rửa mũi hoặc xông mũi nhiều lần trong ngày và trước khi đi ngủ, giúp làm loãng và loại bỏ dịch nhầy. Ngoài ra, nước muối còn có tác dụng giảm viêm, sưng, ngứa và khó chịu ở mũi.
    • Tắm nước ấm: Tắm hoặc xông hơi bằng nước ấm giúp làm loãng dịch nhầy trong mũi và làm giảm nghẹt mũi. Ngoài ra, tắm nước ấm còn là cách thư giãn, xua tan mệt mỏi và căng thẳng.
    • Gối cao đầu khi ngủ: Gối cao đầu khi ngủ giúp dịch nhầy dễ dàng chảy xuống họng và đào thải ra khỏi cơ thể, giảm bớt tình trạng nghẹt mũi.
    • Dọn dẹp phòng ngủ: Dọn dẹp phòng ngủ thường xuyên để tránh tình trạng dị ứng gây ra nghẹt mũi. Thay chăn ga gối nệm 2 – 3 lần/ tuần và mở cửa sổ phòng ngủ rộng thoáng. Vệ sinh điều hòa và khi dùng điều hòa cần có giải pháp giúp cân bằng độ ẩm trong phòng.
    • Uống thuốc: Trong trường hợp nghiêm trọng, sử dụng thuốc xịt mũi hoặc thuốc kháng histamin có thể được khuyến nghị. Điều này cần phải được tư vấn bởi bác sĩ.

Nếu bạn gặp phải một số triệu chứng như sốt, đau đầu, hoặc dịch mũi có màu xanh hoặc vàng, hãy đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn