Đồng ý công khai tên mình trên báo rồi lại không đồng ý và cuối cùng lại đồng ý… Từ sự “lưỡng lự” này đã nói lên tính chất nghiêm trọng trong vụ gian lận thi cử tại Hà Giang.
- Đã có điểm 9 môn Ngữ văn trong kỳ thi THPT Quốc gia 2018
- Dự kiến điểm chuẩn đầu vào các trường Đại học năm 2018
- Hướng dẫn điền phiếu điều chỉnh nguyện vọng xét tuyển Đại học năm 2018
Tiết lộ thông tin gây sốc sau vụ “bê bối” điểm thi ở Hà Giang
Theo ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Dược Đồng Nai thì sự “lưỡng lự đó là của một người trực tiếp tham gia vào công tác chấm thi THPT quốc gia năm nay. Mặc dù cuối cùng thầy đã đồng ý đưa tên thật của mình lên báo nhưng để tránh cho thầy những “phiền phức” không đáng có thì tên thầy đã được giấu đi trước khi đăng tải. Được biết, lý do phải giấu tên thầy là bởi những chia sẻ thẳng thắn của thầy không chỉ hé lộ phần nào những “góc khuất” của “vết nhơ” trong thi cử tại Hà Giang mà còn liên quan đến nhiều đến vấn đề nghiêm trọng khác.
Quy trình chấm thi “chặt chẽ”
Sau khi được hỏi về suy nghĩ của mình về việc động trời xảy ra tại Sở GD&ĐT tỉnh Hà Giang thầy giáo chia sẻ: “Tôi mới trở về nhà sau một thời gian được điều đi chấm thi và rất bất ngờ khi quy trình đã được giám sát chặt chẽ, có cả Công an cũng như thanh tra Sở, thanh tra Bộ cùng giám sát, thì hành vi của ông Lương rất khó trót lọt”. Từ sự bất ngờ đó mà thầy giáo đã cho rằng ông Lương phải được cả một hệ thống “giúp sức” đắc lực mới có thể thực hiện hành vi gian lận với từng ấy bài thi trong một thời gian ngắn như vậy.
Quy trình chấm thi “chặt chẽ”
Được biết, trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay, tổ chấm thi sẽ nhận bài thi từ hội đồng sau đó sẽ có một bộ phận kiểm đếm lại toàn bộ bài thi, kiểm tra về số lượng xem những bài thi có bị rách, quăn queo hay không, nếu có bất thường sẽ lập biên bản trước sự chứng kiến của thanh tra Bộ, thanh tra Sở. Sau đó, bộ phận rà soát sẽ bàn giao cho một nhóm để quét bài thi và được in ra đĩa để gửi về Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, theo thông tin ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM nhận được thì tổ chấm thi còn được giao nhiệm vụ kiểm tra trên phần mềm bị lỗi, không nhận dạng được bài thi, nếu phát hiện thí sinh tô nhầm số báo danh, hoặc tô thiếu sẽ phải sửa cho thí sinh căn cứ vào bài gốc và phiếu thu bài trước đó.
Có dấu hiệu bất thường của bài thi
Ông Vũ Trọng Lương lợi dụng khâu nào để thực hiện hành vi gian lận? Để trả lời câu hỏi trên thầy giáo cho biết, ông Lương chỉ là thư ký hội đồng chấm thi, về nguyên tắc không được tiếp xúc và không được giữ chìa khóa nơi lưu trữ bài thi mà sẽ do tổ trưởng tổ chấm thi giữ. Từ đó, thầy đặt ra cậy hỏi tại sao ông Lương lại mở được khóa? Ngoài ra thầy còn nói thêm, khi bài thi chấm xong sẽ được đưa hết vào niêm phong và khóa lại, có công an trực 24/24 giờ, chìa khóa do tổ trưởng tổ chấm thi cầm.
Có dấu hiệu bất thường của bài thi
Bên cạnh đó, thầy đã chỉ ra một số điểm bất thường trong vụ gian lận thi cử tại Hà Giang như: Thí sinh ghi nhầm số báo danh, cả trên bài thi và phiếu thu bài. Trong trường hợp này theo quy định của Bộ GD&ĐT thì sẽ phải lập biên bản xử lý theo đúng quy chế. Ngoài ra, số lượng bài bị lỗi do quá trình quét bài phát hiện ra thì rơi vào khoảng 7% số lượng bài của mỗi môn thi, trong đó môn Toán và tiếng Anh có nhiều bài thi lỗi nhất.
Từ những chia sẻ đó của thầy đã phần nào giải đáp được thắc mắc trong vụ gian lận có một không hai tại Hà Giang trong kì thi THPT quốc gia năm nay. Sau thời gian thanh tra và rà soát điểm thi, Bộ GD&ĐT đã tìm ra những sai phạm trong công tác chấm thi tại địa phương này. Từ đó, Bộ GD&ĐT quyết định sẽ làm thẳng tay vụ việc để lấy lại công bằng cho những thí sinh thi bằng chính sức lực của mình trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.
Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn