Tác hại tiềm ẩn lên đường ruột khi sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài

249

Sử dụng kháng sinh là một phương pháp phổ biến được áp dụng rộng rãi trong việc điều trị các bệnh nhiễm khuẩn ngày nay. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài có thể gây hại đến đường ruột nếu không tuân thủ đúng quy trình.

Việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây hại đến đường ruột
Việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây hại đến đường ruột

Việc sử dụng kháng sinh kéo dài tác động đến đường ruột như thế nào?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, để điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, bác sĩ thường kê đơn kháng sinh kết hợp với một số loại thuốc khác. Mỗi loại kháng sinh chỉ được sử dụng cho từng bệnh cụ thể và thường chỉ trong một khoảng thời gian ngắn theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Hạn chế sự phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột

Việc sử dụng kháng sinh trong cơ thể nhằm mục đích làm giảm hoặc tiêu diệt các vi khuẩn gây bệnh. Tuy nhiên, kháng sinh cũng có tác động hạn chế đến hoạt động của vi khuẩn có lợi trong ruột, gây phá vỡ sự cân bằng và dẫn đến tình trạng loạn khuẩn đường ruột.

Thực tế cho thấy, ngay cả khi sử dụng liều kháng sinh thấp, cũng có thể gây ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của vi khuẩn có lợi trong đường ruột. Nhiều bệnh nhân đã gặp phải các vấn đề về tiêu hóa khi sử dụng các loại kháng sinh như Ampicillin, Clindamycin, Erythromycin, và những loại kháng sinh tương tự.

Tăng sự phát triển của các mầm bệnh có hại

Không chỉ ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn có lợi, việc sử dụng kháng sinh kéo dài còn khuyến khích sự phát triển của các mầm bệnh gây hại như Salmonella và tăng khả năng xâm nhập của các loại vi khuẩn mới. Điều trị bằng kháng sinh kéo dài cũng góp phần tạo ra các Oxit Nitric, gốc oxit này chuyển hóa đường thành Glucarate và đóng vai trò là tác nhân thúc đẩy sự phát triển của Salmonella.

Do đó, việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây ra các vấn đề như tiêu chảy liên tục và tăng nguy cơ bị viêm dạ dày – ruột. Trong một số trường hợp, có thể dẫn đến viêm đại tràng, khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như đau bụng, sốt và tiêu chảy có máu.

Sử dụng kháng sinh kéo dài gây rối loạn đường ruột

Phần lớn mọi người thường gặp hiểu lầm giữa các bệnh đường tiêu hóa và triệu chứng gây hại đường ruột do sử dụng kháng sinh kéo dài. Các dấu hiệu rối loạn đường ruột sau khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài có thể bao gồm:

    • Tăng số lần đi tiểu trong ngày, phân lỏng, thay đổi màu sắc, và trong một số trường hợp, phát hiện máu trong phân.
    • Trong trường hợp rối loạn do nhiễm khuẩn mới xâm nhập, có thể xuất hiện sốt cao, đau bụng, và tiêu chảy ngày càng trở nên nghiêm trọng.
    • Đối với những người có hệ miễn dịch yếu hoặc trẻ nhỏ, việc sử dụng kháng sinh kéo dài có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy có máu, đau quặn bụng, nôn mửa.

Giảng viên Cao đẳng Dược khuyên rằng, sau khi xuất hiện các dấu hiệu như đã đề cập, người bệnh nên dừng việc sử dụng kháng sinh ngay lập tức và tìm đến các chuyên gia y tế để được khám và tư vấn về phương pháp điều trị.

Những điều cần biết khi sử dụng kháng sinh

Những điều cần biết khi sử dụng thuốc kháng sinh
Những điều cần biết khi sử dụng thuốc kháng sinh

Để giảm thiểu các tác động tiêu cực đối với đường ruột khi sử dụng kháng sinh trong thời gian dài, người bệnh cần chú ý đến những điều sau:

    • Thông báo cho bác sĩ về tình trạng bệnh lý nền và các loại thuốc đang sử dụng trước khi bắt đầu dùng kháng sinh.
    • Tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng và thời gian sử dụng kháng sinh, không thay đổi liều lượng hoặc kéo dài thời gian sử dụng một cách tự ý.
    • Tránh tự ý sử dụng kháng sinh theo đơn thuốc của người khác hoặc sử dụng kháng sinh đã quá hạn sử dụng.
    • Nếu có các tác dụng phụ gây hại đến dạ dày và ruột khi dùng kháng sinh, hỏi bác sĩ về các sản phẩm hỗ trợ để cân bằng đường ruột.
    • Hạn chế ăn thực phẩm cay, nóng, giàu mỡ, và tránh các chất kích thích, rượu, bia, thuốc lá, và thuốc tránh thai trong quá trình sử dụng kháng sinh.
    • Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tăng cường cung cấp chất xơ, vitamin, và bổ sung các sản phẩm lợi khuẩn như sữa chua, ngũ cốc nguyên cám, rau chân vịt, súp lơ, và các sản phẩm tương tự.
    • Kiểm soát thời gian uống kháng sinh sau bữa ăn. Đa số kháng sinh được uống sau bữa ăn, nhưng có một số loại cần uống trước bữa ăn hoặc cách bữa ăn từ 2 – 3 tiếng.
    • Ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường liên quan đến tác dụng phụ của kháng sinh, người bệnh cần liên hệ với bác sĩ hoặc tới cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/