Lỵ trực khuẩn : Cách chữa trị và phòng tránh bệnh hiệu quả

57

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường tiêu hóa và cần được điều trị kịp thời để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Các thông tin dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về triệu chứng, phương pháp điều trị và các biện pháp phòng ngừa lỵ trực khuẩn hiệu quả.

Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường tiêu hóa
Lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính ở đường tiêu hóa

Lỵ trực khuẩn có thể lây nhiễm

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, lỵ trực khuẩn là bệnh nhiễm khuẩn do trực khuẩn Shigella, thuộc họ vi khuẩn đường ruột Enterobacteriae, gây ra. Trực khuẩn này có đặc điểm gram (-), kích thước từ 1-3 mm, không di động và dễ phát triển trong môi trường thạch lỏng ở nhiệt độ 37°C.

Mặc dù ai cũng có thể mắc bệnh, trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ cao mắc lỵ trực khuẩn. Tại Việt Nam, đây là một trong hai bệnh truyền nhiễm có số người mắc cao nhất (cùng với viêm gan virus). Bệnh thường bùng phát vào mùa hè, đặc biệt ở những khu vực có điều kiện vệ sinh kém.

Lỵ trực khuẩn có thể lây qua nhiều con đường, gây thành dịch:

    • Lây từ người sang người qua đường phân – miệng.
    • Do thức ăn và nước uống nhiễm vi khuẩn.
    • Do việc chế biến thức ăn không vệ sinh hoặc do ruồi nhặng.

Các triệu chứng của lỵ trực khuẩn

Triệu chứng bệnh qua các giai đoạn

Lỵ trực khuẩn có các triệu chứng khác nhau tùy theo từng giai đoạn bệnh, cụ thể như sau:

    • Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn này kéo dài từ 1 đến 5 ngày, và bệnh nhân thường không có triệu chứng đặc trưng.
    • Giai đoạn khởi phát: Bệnh khởi phát đột ngột, người bệnh có thể gặp phải các triệu chứng sau:
    • Sốt cao, có thể lên tới 39-40°C, kèm theo rét run, cơn lạnh, cơ thể đau nhức, mệt mỏi và không muốn ăn. Trẻ em có thể sốt cao và co giật.
    • Thường xuyên buồn nôn, tiêu chảy với phân lỏng và đau bụng quặn từng cơn.
    • Thời kỳ toàn phát: Triệu chứng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn:
    • Đau quặn bụng theo từng cơn.
    • Đau ở vùng đại trực tràng.
    • Mót rặn, muốn đi ngoài liên tục, có thể lên đến 20-40 lần trong ngày.
    • Phân có lẫn nhầy, máu đỏ, và lượng phân giảm dần sau mỗi lần đi ngoài.
    • Mất nước, điện giải, suy kiệt, có thể dẫn đến sa trực tràng và đau toàn bộ khung đại tràng.
    • Cơ thể mệt mỏi, hốc hác, môi khô, lưỡi bẩn, và có thể bị sốt.
    • Giai đoạn lui bệnh: Sau 1 đến 2 tuần, các triệu chứng dần thuyên giảm.

Các thể bệnh lâm sàng

Các thể bệnh lâm sàng lỵ trực khuẩn
Các thể bệnh lâm sàng lỵ trực khuẩn

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, các thể bệnh lâm sàng của lỵ trực khuẩn:

    • Thể nhẹ: Triệu chứng không rõ ràng và mức độ nhẹ, có thể bao gồm đau bụng âm ỉ và tiêu chảy. Các triệu chứng này có thể tự cải thiện mà không cần điều trị.
    • Thể nặng: Các triệu chứng rõ rệt, người bệnh thường xuyên muốn đi ngoài, mất nước, rối loạn điện giải, có thể bị sốc nhiễm khuẩn. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến tử vong.
    • Thể kéo dài: Triệu chứng kéo dài, khiến bệnh nhân dễ bị suy kiệt, suy dinh dưỡng, rối loạn nước và điện giải, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, đặc biệt là ở trẻ nhỏ.

Điều trị và phòng ngừa lỵ trực khuẩn

Phương pháp điều trị bệnh lỵ trực khuẩn:

Bác sĩ thường chỉ định các phương pháp điều trị sau:

    • Bù nước và điện giải: Được thực hiện qua đường uống với oresol hoặc có thể thay thế bằng các món ăn như nước canh, cháo, hoặc nước hoa quả.
    • Bù dịch qua tĩnh mạch: Phương pháp này được áp dụng cho những bệnh nhân nặng, mất nhiều nước và không thể uống được.
    • Liệu pháp kháng sinh: Dựa trên từng trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp.
    • Các biện pháp hỗ trợ khác: Sử dụng thuốc hạ sốt, giảm đau và tuân thủ chế độ ăn với thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, uống nhiều nước.

Phòng ngừa lỵ trực khuẩn:

Để phòng ngừa, cần thực hiện các biện pháp sau:

    • Đảm bảo ăn chín, uống sôi, thường xuyên rửa tay bằng dung dịch diệt khuẩn, diệt ruồi nhặng, và xử lý phân, chất thải đúng cách.
    • Nếu phát hiện các dấu hiệu bất thường, cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được điều trị kịp thời và ngăn ngừa nguy cơ lây lan, tạo thành dịch.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn