Nội dung tóm tắt
Bệnh lỵ trực khuẩn có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Đây là một loại bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa. Mặc dù thường không nguy hiểm, nhưng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, lỵ trực khuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề khó khăn. Dưới đây là những kiến thức cơ bản về bệnh này mà mọi người cần biết để phòng tránh và ngăn ngừa các biến chứng.
Khi bị lỵ trực khuẩn sẽ xuất hiện những triệu chứng gì?
Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, bệnh lỵ do trực khuẩn Shigella gây ra, thường phổ biến ở các nước nhiệt đới và kém phát triển. Tại Việt Nam, bệnh này có nguy cơ tăng cao vào mùa hè, khi thời tiết nắng nóng và mưa lũ tạo điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh.
Khoảng 1 đến 3 ngày sau khi xâm nhập cơ thể, trực khuẩn lỵ gây ra một loạt triệu chứng bao gồm:
-
- Sốt cao.
- Đau bụng co thắt, đau từng đợt.
- Tiêu chảy.
- Buồn nôn và nôn mửa.
- Đau cơ.
- Mệt mỏi.
- Phân có thể có máu hoặc chất nhầy.
- Một số trường hợp không có triệu chứng rõ ràng nhưng vẫn có thể lây nhiễm trực khuẩn qua phân trong một vài tuần sau đó.
Các yêu tố nguy cơ gây ra lỵ trực khuẩn
-
- Ô nhiễm nguồn nước: Nguồn nước bị ô nhiễm có thể chứa hàng tỷ trực khuẩn Shigella. Sử dụng nguồn nước này cho vệ sinh, tắm, nấu ăn… có thể dẫn đến lây nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
- Tiếp xúc trực tiếp với trực khuẩn Shigella cũng có thể gây nhiễm bệnh lỵ. Ví dụ, khi thay tã cho trẻ sơ sinh mà không giữ vệ sinh tay sạch bằng xà phòng, có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm bệnh lỵ trực khuẩn.
- Tiêu thụ thực phẩm bị nhiễm khuẩn cũng là một nguồn nguy cơ nhiễm bệnh. Hoặc trong trường hợp, khu vực chế biến thực phẩm gần các nguồn nước thải ô nhiễm, cũng có thể dẫn đến bệnh lỵ trực khuẩn.
Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh do hệ miễn dịch yếu và chưa có kiến thức về vệ sinh như người lớn. Bệnh có thể lây lan và tạo thành dịch, đặc biệt là tại những nơi đông người như trường học. Ở các quốc gia kém phát triển, khi không có nguồn nước sạch, dễ xảy ra các trường hợp lỵ trực khuẩn nghiêm trọng và dễ lan ra thành dịch.
Lỵ trực khuẩn có thể gây ra những biến chứng gì?
Theo thông tin từ Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, đây là một bệnh có tính chất nhẹ và có thể được điều trị hiệu quả khi phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị thích hợp. Tuy nhiên, nếu bệnh được phát hiện muộn, có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như:
-
- Chảy máu, hoại tử ruột, viêm ruột, viêm màng ruột, sa trực tràng.
- Sốt cao có thể gây co giật, nhiễm độc thần kinh, viêm tắc động tĩnh mạch.
- Dẫn đến tình trạng bệnh tật gia tăng.
- Có thể gây ra các rối loạn đông máu, suy thận.
- Rối loạn chức năng đa cơ quan.
- Tử vong do sốc nhiễm khuẩn hoặc nhiễm độc.
Các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh lỵ trực khuẩn
Chẩn đoán bệnh: Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và tiến hành xét nghiệm mẫu phân (soi và cấy). Có thể yêu cầu soi trực tràng, xét nghiệm máu hoặc miễn dịch huỳnh quang cho người bệnh.
Điều trị bệnh: Nếu phát hiện sớm và điều trị đúng theo phác đồ, bệnh thường sẽ khỏi sau 1-2 tuần và có thể coi là bệnh diễn biến đơn giản. Tuy nhiên, người bệnh không nên tự ý tự điều trị. Việc thăm khám và điều trị kịp thời tại cơ sở y tế là cần thiết.
Người bệnh cần bù nước bằng dung dịch Oresol và sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Tránh tự ý mua và sử dụng thuốc cầm tiêu chảy, vì có thể làm trầm trọng tình trạng bệnh.
Tiêu chuẩn xuất viện: Bệnh nhân được coi là đã hồi phục nếu không còn vi khuẩn trong phân sau 10-20 ngày điều trị hoặc sau khi hai lần xét nghiệm mẫu phân không phát hiện vi khuẩn.
Biện pháp phòng ngừa bệnh lỵ trực khuẩn
Duy trì vệ sinh ăn uống, chế biến thức ăn sạch sẽ. Hạn chế sử dụng thực phẩm chưa chín và ưu tiên nước uống đã đun sôi để giảm nguy cơ lây bệnh.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Bảo đảm nguồn nước sạch, không bị ô nhiễm.
Sử dụng nhà vệ sinh sạch sẽ và phù hợp. Tránh xử lý phân bẩn mà không đảm bảo vệ sinh. Không sử dụng phân để tưới cây rau.
Trong trường hợp có triệu chứng nghi ngờ bệnh, cần đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm, hạn chế nguy cơ biến chứng.
Nếu có người trong gia đình mắc bệnh, lưu ý:
-
- Sử dụng vôi sống (20% hoặc 10%) để xử lý chất thải.
- Ngâm quần áo và đồ dùng cá nhân của người bệnh trong nước đã đun sôi hoặc dung dịch cloramin 2% để đảm bảo sạch sẽ. Phơi quần áo dưới ánh nắng mặt trời sau khi giặt.
- Theo dõi sức khỏe người bệnh trong vòng 7 ngày.
- Chăm sóc người bệnh cần lưu ý vệ sinh tay trước khi tiếp xúc hoặc chăm sóc người bệnh.