Giải pháp hiệu quả cho tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ nhỏ

15

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong các giai đoạn phát triển. Tuy không quá nguy hiểm, nhưng nếu cha mẹ không can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể chuyển sang biếng ăn tâm lý – khó điều trị và nghiêm trọng hơn.

Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong các giai đoạn phát triển
Biếng ăn sinh lý thường xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt trong các giai đoạn phát triển

Thông tin về tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, để cải thiện hiệu quả tình trạng biếng ăn sinh lý, điều quan trọng đầu tiên là cha mẹ cần nắm được các dấu hiệu đặc trưng cũng như những giai đoạn trẻ dễ rơi vào trạng thái này.

Biếng ăn sinh lý là gì?

Biếng ăn sinh lý là tình trạng trẻ đột ngột ăn ít hơn hẳn so với bình thường trong một khoảng thời gian ngắn – thường từ 1 đến 2 ngày, đôi khi kéo dài đến 1 – 2 tuần. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể khi trẻ bước vào các giai đoạn phát triển mới như: mọc răng, bắt đầu ăn dặm, học đi, học nói,…

Dù không quá nghiêm trọng và thường chỉ diễn ra tạm thời, nhưng nếu không được theo dõi và xử lý đúng cách, biếng ăn sinh lý có thể chuyển biến thành biếng ăn tâm lý – tình trạng phức tạp và khó khắc phục hơn nhiều.

Dấu hiệu nhận biết biếng ăn sinh lý

Một số biểu hiện phổ biến giúp cha mẹ nhận diện biếng ăn sinh lý gồm:

    • Chán ăn đột ngột: Bé ăn ít hẳn đi, có khi chỉ vài thìa rồi bỏ bữa, kể cả với những món yêu thích.
    • Ngậm và từ chối thức ăn: Trẻ thường ngậm thức ăn rất lâu, không chịu nuốt, hay phun thức ăn, mè nheo, kéo dài bữa ăn nhưng lượng nạp vào rất ít.
    • Thiếu tập trung khi ăn: Bé dễ bị phân tâm, mải chơi, không hợp tác trong giờ ăn vì tò mò với môi trường xung quanh.

Thông thường, biếng ăn sinh lý không ảnh hưởng đến sức khỏe nếu chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Trẻ vẫn duy trì chiều cao và cân nặng ổn định, và sẽ ăn uống bình thường trở lại sau khi vượt qua giai đoạn phát triển.

Dấu hiệu nhận biết tình trạng biếng ăn sinh lý
Dấu hiệu nhận biết tình trạng biếng ăn sinh lý

Tuy nhiên, theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, nếu tình trạng này kéo dài trên 1 tháng, cha mẹ nên đưa trẻ đi khám để xác định nguyên nhân và có biện pháp can thiệp kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sự phát triển lâu dài.

Các giai đoạn trẻ dễ bị biếng ăn sinh lý

Trong quá trình lớn lên, trẻ có thể gặp phải tình trạng biếng ăn nhiều lần, thường trùng với các cột mốc phát triển quan trọng như:

    • 3 – 4 tháng tuổi: Trẻ bắt đầu học lẫy, ngóc đầu, khám phá thế giới nên dễ lơ là ăn uống.
    • 9 – 10 tháng tuổi: Đây là giai đoạn trẻ tập đi, ham vận động nên ít chú ý đến việc ăn.
    • Khi mọc răng: Việc mọc răng khiến nướu sưng đau, kèm theo sốt khiến bé mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn uống hay vui chơi.

Cách khắc phục tình trạng biếng ăn sinh lý ở trẻ

Hầu hết trẻ nhỏ đều trải qua những thời điểm biếng ăn sinh lý – tình trạng này thường chỉ kéo dài trong vài ngày đến vài tuần. Do đó, cha mẹ không nên quá lo lắng. Thay vào đó, hãy chủ động hỗ trợ trẻ vượt qua giai đoạn này bằng một số cách đơn giản sau:

Chia nhỏ bữa ăn

Biếng ăn khiến trẻ dễ bỏ bữa hoặc ăn rất ít. Nếu ép trẻ ăn nhiều trong một lần, bé sẽ cảm thấy áp lực. Thay vì 3 bữa chính, mẹ nên chia thành 5 – 6 bữa nhỏ mỗi ngày, giúp trẻ dễ tiêu hóa và vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng.

Đổi mới thực đơn và trình bày món ăn đẹp mắt

Hương vị thơm ngon kết hợp với cách bày trí hấp dẫn sẽ giúp bé hào hứng hơn với bữa ăn. Mẹ nên đa dạng món ăn, thay đổi nguyên liệu và hình thức trình bày để tạo sự mới mẻ mỗi ngày, giúp bé ăn ngon miệng hơn.

Tập cho trẻ thói quen ăn uống tập trung

Việc cho trẻ vừa ăn vừa xem TV, điện thoại có thể khiến bé hình thành thói quen phụ thuộc vào thiết bị. Mẹ nên tạo môi trường ăn uống yên tĩnh, giúp bé tập trung vào bữa ăn và cảm nhận trọn vẹn hương vị món ăn.

Quan sát kỹ các thay đổi của trẻ

Hãy theo dõi sát sao những giai đoạn trẻ có sự phát triển mới như mọc răng, tập đi, học nói… Nếu nhận thấy biểu hiện chán ăn, ngậm thức ăn, bỏ bữa, mẹ nên linh hoạt điều chỉnh cách chăm sóc và chế độ dinh dưỡng phù hợp.

Không quát mắng hoặc ép trẻ ăn

Việc la mắng, hăm dọa chỉ khiến trẻ thêm sợ hãi, căng thẳng và có thể dẫn đến biếng ăn tâm lý. Thay vào đó, cha mẹ nên giữ bình tĩnh, khuyến khích trẻ ăn bằng thái độ nhẹ nhàng và tích cực.

Biếng ăn sinh lý là hiện tượng phổ biến và không quá nghiêm trọng. Nếu mẹ quan sát kỹ và điều chỉnh kịp thời, trẻ sẽ nhanh chóng ăn uống bình thường trở lại. Tuy nhiên, nếu tình trạng kéo dài hơn một tháng hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe, mẹ nên đưa bé đến cơ sở y tế uy tín để được tư vấn và kiểm tra.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn