Cách sử dụng túi chườm giảm đau bụng kinh hiệu quả

109

Có nhiều phương pháp giúp giảm triệu chứng đau bụng kinh, trong đó sử dụng túi chườm đau bụng là một phương tiện hiệu quả. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách sử dụng túi chườm đúng cách. Hãy đọc tiếp để biết thêm chi tiết!

Sử dụng túi chườm là một phương pháp hiệu quả giảm đau bụng kinh
Sử dụng túi chườm là một phương pháp hiệu quả giảm đau bụng kinh

Nguyên nhân gây ra đau bụng kinh

Trước khi hướng dẫn cách sử dụng túi chườm giảm đau bụng kinh, Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho rằng chúng ta cần tìm hiểu về nguyên nhân gây ra đau bụng trong chu kỳ kinh nguyệt.

Nguyên nhân nguyên phát

Các cơn đau này không phải do bệnh lý mà xuất phát từ sinh lý, chính là sự co bóp, co thắt của tử cung để đẩy máu và niêm mạc ra khỏi cơ thể. Thường xuyên lặp đi lặp lại, thường diễn ra trước hoặc trong 1-2 ngày đầu chu kỳ kinh. Đau bụng kinh thường đi kèm với cảm giác đau lưng, buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi, và chán ăn.

Nguyên nhân thứ phát

Cơn đau này là kết quả của một số vấn đề phụ khoa như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu, hoặc có thể là do tác dụng phụ của các biện pháp tránh thai như việc đặt vòng. Mức độ đau thường nghiêm trọng và kéo dài hơn so với đau bụng kinh nguyên phát.

Sử dụng túi chườm đau bụng kinh như thế nào hiệu quả?

Khi đau bụng kinh, bạn có thể sử dụng túi chườm đau bụng theo hướng dẫn sau để giảm triệu chứng và mang lại sự thoải mái:

Làm nóng túi chườm

Đối với túi không sử dụng điện, hãy đổ nước nóng (60-90 độ C) vào 2/3 túi, bóp nhẹ để đẩy phần hơi ra ngoài, và đậy nắp.

Đối với túi có gel giữ nhiệt, bạn có thể đặt túi vào lò vi sóng trong 5 phút hoặc đun nóng trong túi zip nhựa cao cấp trong 10-15 phút.

Chườm nóng vùng bụng

Đặt túi đã làm nóng lên vùng bụng đau. Để tránh cảm giác nóng quá, bạn có thể quấn túi bằng một chiếc khăn mỏng xung quanh.

Phương pháp sử dụng túi chườm giảm đau bụng kinh
Phương pháp sử dụng túi chườm giảm đau bụng kinh

Lưu ý khi sử dụng

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, cần lưu ý một số điều khi sử dụng túi chườm giảm đau bụng kinh:

    • Không sử dụng túi bị hỏng, rách, hoặc rò rỉ để tránh bất tiện và nguy cơ bỏng.
    • Tránh các vật sắc nhọn để không làm rách túi và tăng nguy cơ rò rỉ.
    • Giữ túi ngoài tầm tay trẻ em, tránh chơi đùa hoặc tự ý sử dụng mà không có sự giám sát của người lớn.
    • Nếu sử dụng túi có điện, ngắt nguồn ngay khi sạc đầy để tránh nguy cơ cháy nổ và hỏng túi.

Các phương pháp giảm đau bụng kinh khác

Ngoài việc áp dụng túi chườm đau bụng kinh theo hướng dẫn, bạn cũng có thể giảm đau bụng khi hành kinh bằng các biện pháp sau:

Massage nhẹ nhàng

Thực hiện các động tác massage nhẹ nhàng để giảm co thắt tử cung và làm giãn ra cơ bụng. Sử dụng tinh dầu như bạc hà, hoa oải hương, thì là,… để tăng hiệu quả. Massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ trong khoảng 1-3 phút.

Uống trà thảo mộc

Sử dụng trà thảo mộc như gừng, quế, hoa cúc… chứa hoạt chất giảm viêm, hỗ trợ điều hòa kinh nguyệt và giảm căng thẳng, từ đó giảm đau bụng kinh. Uống trước và trong những ngày hành kinh.

Tập yoga, ngồi thiền

Thực hiện yoga hoặc ngồi thiền để loại bỏ mệt mỏi, căng thẳng, và áp lực. Điều này giúp tinh thần thư giãn, giảm đau bụng kinh hiệu quả mà không cần các động tác phức tạp.

Ăn uống lành mạnh

Tránh thực phẩm chiên rán, cay nóng, nhiều gia vị và tăng cường bổ sung vitamin B1, B6, vitamin E, sắt, kẽm, magie. Hạn chế hút thuốc, uống rượu, và sử dụng chất kích thích.

Uống thuốc giảm đau

Trong một số trường hợp, có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn như Aceclofenac 100mg, Naproxen 250 – 500mg theo hướng dẫn để giảm cơn đau và không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng không giảm sau khi thử những biện pháp này, hãy tìm kiếm sự kiểm tra y tế để đảm bảo an toàn và có hướng điều trị phù hợp.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn