Cách cải thiện sức khỏe đường ruột yếu

14

Câu hỏi “Đường ruột yếu làm sao để khỏe mạnh hơn?” đang nhận được sự quan tâm lớn, đặc biệt là từ những người thường xuyên gặp vấn đề về tiêu hóa. Việc hiểu rõ các dấu hiệu, áp dụng chế độ ăn uống hợp lý và thăm khám, điều trị kịp thời sẽ giúp phục hồi và cải thiện sức khỏe đường ruột.

Đường ruột yếu có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết
Đường ruột yếu có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết

Dấu hiệu nhận biết đường ruột yếu

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đường ruột yếu có nhiều dấu hiệu dễ nhận biết, nhưng đôi khi chúng có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Cụ thể như sau:

    • Khó chịu ở bụng: Nếu bạn thường xuyên có cảm giác đầy bụng, chướng bụng, đây có thể là dấu hiệu của đường ruột không khỏe mạnh. Hệ vi sinh vật trong ruột bị mất cân bằng, khiến quá trình tiêu hóa và đào thải thức ăn gặp khó khăn, gây khó chịu, táo bón hoặc tiêu chảy.
    • Thèm ăn, đặc biệt là đồ ngọt: Người có đường ruột yếu thường xuyên thèm đồ ngọt. Ăn nhiều thực phẩm ngọt làm giảm lợi khuẩn trong ruột, gây mất cân bằng và tiếp tục khiến bạn thèm ngọt, tạo thành vòng luẩn quẩn ảnh hưởng đến sức khỏe.
    • Cân nặng thay đổi bất thường: Dù chế độ ăn và sinh hoạt không thay đổi, nếu cân nặng tăng hoặc giảm bất thường, có thể do đường ruột yếu. Sự phát triển quá mức của vi khuẩn ruột non có thể khiến giảm cân, trong khi rối loạn chuyển hóa như đề kháng insulin có thể làm tăng cân.
    • Rối loạn giấc ngủ: Đường ruột không khỏe mạnh có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ vì nhiều hormone ảnh hưởng đến tâm trạng và giấc ngủ được sản xuất trong ruột. Khi ruột gặp vấn đề, các hormone này thay đổi, gây mất ngủ, mệt mỏi.
    • Tâm trạng thất thường: Mối liên hệ giữa đường ruột và não bộ rất chặt chẽ. Khi tâm trạng không tốt, các hormone thay đổi và có thể gây tổn hại cho đường ruột, dẫn đến tình trạng đường ruột yếu.
    • Dễ bị dị ứng: Đường ruột yếu làm cơ thể dễ mắc các vấn đề dị ứng, từ dị ứng hô hấp đến dị ứng da. Người bị các bệnh về hô hấp hoặc da dễ bị nổi mụn, ngứa ngáy, tấy đỏ, hoặc mắc các bệnh như chàm, vẩy nến.
    • Không dung nạp thực phẩm: Đây là dấu hiệu điển hình của đường ruột yếu. Dù ăn đủ bữa, nhưng nếu cơ thể vẫn gầy gò, xanh xao, hoặc gặp các triệu chứng như đau bụng, nôn ói, đi ngoài, có thể do lợi khuẩn trong đường ruột hoạt động yếu kém.

Làm sao để đường ruột khỏe mạnh?

Cách cải thiện đường ruột yếu
Cách cải thiện đường ruột yếu

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, bạn có thể cải thiện tình trạng đường ruột yếu bằng các biện pháp sau:

    • Ăn chín, uống sôi, ăn chậm và nhai kỹ để phòng ngừa bệnh đường ruột và giúp thức ăn tiêu hóa tốt hơn, cơ thể hấp thụ đầy đủ dưỡng chất.
    • Uống đủ nước (2 – 2,5 lít mỗi ngày) để bảo vệ lớp niêm mạc ruột và cân bằng hệ vi sinh trong đường ruột.
    • Ngủ đủ giấc và giữ tâm trạng thoải mái, lạc quan, vì giấc ngủ và tâm trạng có mối liên hệ mật thiết với đường ruột.
    • Bổ sung prebiotic và probiotic trong chế độ ăn để tăng cường lợi khuẩn trong ruột, hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa.
    • Hạn chế thức ăn nhiều đường, thay vào đó, ăn nhiều rau xanh và trái cây để cung cấp chất xơ, vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ tiêu hóa và sức khỏe chung.
    • Tránh xa thuốc lá, vì thuốc lá làm mất cân bằng hệ vi sinh trong ruột và gây hại cho các cơ quan khác như phổi, gan, thận, đại tràng.

Người bị đường ruột yếu nên ăn gì?

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì một đường ruột khỏe mạnh. Vậy khi đường ruột yếu, bạn nên ăn gì?

    • Thực phẩm lên men như sữa chua, phô mai, kim chi, dưa cải muối… giúp bổ sung lợi khuẩn cho đường ruột, cải thiện sức khỏe hệ tiêu hóa.
    • Thực phẩm giàu chất xơ như rau củ, đậu, hạt, trái cây mọng, giúp kiểm soát đường huyết và kích thích trực tràng hoạt động, ngăn ngừa táo bón.
    • Protein nạc, ít chất béo rất phù hợp cho người có đường ruột yếu, nhạy cảm hoặc mắc các vấn đề như hội chứng ruột kích thích, co thắt ruột, gây rối loạn tiêu hóa.

Khi nào cần đi khám khi bị đường ruột yếu?

Nếu bạn đã thử các biện pháp cải thiện đường ruột yếu mà vẫn gặp vấn đề về tiêu hóa, hãy đi khám ngay, đặc biệt trong các trường hợp sau:

    • Đau bụng dữ dội, quặn thắt, kèm buồn nôn, mệt mỏi, sốt cao.
    • Thường xuyên bị táo bón hoặc tiêu chảy.
    • Chán ăn, khó nuốt, cảm giác no nhanh dù ăn ít.
    • Đầy hơi, ợ chua, nóng rát cổ họng.
    • Sụt cân không rõ nguyên nhân.
    • Không dung nạp thực phẩm, ăn vào là đau bụng, nôn ói, tiêu chảy.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn