Nội dung tóm tắt
Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, các biến chứng do tăng huyết áp có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng của người bệnh. Vậy, các biến chứng này có thể bao gồm những gì? Làm thế nào để phòng ngừa nguy cơ tăng huyết áp? Hãy cùng tìm hiểu thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây!
Tìm hiểu về tăng huyết áp
Theo Cô Lê Anh Đào – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, tăng huyết áp, hay cao huyết áp, là tình trạng mà áp lực trong các động mạch tăng lên đáng kể và duy trì ở mức cao. Theo WHO, tăng huyết áp được phân loại như sau:
-
- Tăng huyết áp độ I: Áp tâm trương (systolic) là từ 90 đến 99 mmHg hoặc áp tâm thu (diastolic) là từ 140 đến 159 mmHg.
- Tăng huyết áp độ II: Áp tâm trương là từ 100 đến 109 mmHg hoặc áp tâm thu là từ 160 đến 179 mmHg.
- Tăng huyết áp độ III: Áp tâm trương đạt mức ≥ 110 mmHg và áp tâm thu đạt mức ≥ 180 mmHg.
- Tăng huyết áp tâm thu đơn độc: Áp tâm trương đạt mức tối đa ≥ 140 mmHg và áp tâm thu < 90 mmHg.
Người bị tăng huyết áp có thể gặp các biến chứng gì?
Cao huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” vì các triệu chứng bệnh lý không rõ ràng, khiến người bệnh thường không nhận ra kịp thời. Nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm sau đây:
Suy tim: Đây là biến chứng nguy hiểm hàng đầu của tăng huyết áp. Khi tình trạng cao huyết áp kéo dài, tim phải làm việc với công suất cao hơn để bơm máu đến các mạch ngoại biên. Điều này có thể dẫn đến phì đại tim, giảm đàn hồi và chức năng bơm máu suy giảm.
Vấn đề về động mạch ngoại biên: Áp lực máu cao thường làm cứng, xơ vữa và vôi hóa các động mạch ngoại biên như động mạch chi trên – dưới, động mạch cảnh, và động mạch thận. Điều này có thể dẫn đến tắc nghẽn và các triệu chứng như đau nhức, tê bì chân tay.
Biến chứng tại mắt: Người bị cao huyết áp có nguy cơ cao bị các biến chứng tại mắt như võng mạc. Điều này do các mạch máu tại võng mạc bị tổn thương, có thể dẫn đến xuất huyết võng mạc và suy giảm thị lực.
Bóc tách và phình động mạch chủ: Theo Cô Trương Thị Thanh Nga – Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cho biết, áp lực lên thành động mạch có thể dẫn đến bóc tách hoặc phình động mạch chủ, đặc biệt khi kích thước động mạch vượt quá mức an toàn. Đây là tình trạng khẩn cấp và cần phải can thiệp phẫu thuật hoặc đặt stent ngay lập tức.
Suy giảm trí nhớ và các biến chứng khác: Cao huyết áp cũng có nguy cơ gây ra suy giảm trí nhớ, đặc biệt là ở người cao tuổi, cũng như các vấn đề khác như rối loạn cương dương ở nam giới, bệnh tiểu đường, và các bệnh lý thận.
Để giảm thiểu nguy cơ gặp phải các biến chứng này, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe và điều trị tăng huyết áp theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Để đối phó với những biến chứng nguy hiểm của tăng huyết áp, có thể thực hiện các biện pháp phòng ngừa như sau:
-
- Duy trì chế độ ăn uống lành mạnh bằng cách giảm ăn mặn, ưu tiên hoa quả và rau củ xanh, và hạn chế các thực phẩm giàu chất béo bão hòa.
- Tăng cường vận động thể dục và sinh hoạt thể chất, bao gồm các bài tập nhẹ nhàng như yoga, tập thiền, đi bộ, phù hợp với từng đối tượng và lứa tuổi.
- Hạn chế hút thuốc lá, uống rượu, tiêu thụ đồ ngọt và các chất kích thích.
- Đảm bảo có đủ giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi hợp lý.
- Giảm căng thẳng và stress bằng các phương pháp thích hợp.
- Duy trì và kiểm soát cân nặng ở mức hợp lý, và cần thiết thì giảm cân nếu cần thiết để đối phó với tình trạng béo phì hay thừa cân.
- Thực hiện các kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi tình trạng sức khỏe và điều trị kịp thời khi cần thiết.
Biến chứng của tăng huyết áp có thể xảy ra khi không phát hiện và can thiệp kịp thời. Vì vậy, người bị cao huyết áp cần tự kiểm tra sức khỏe định kỳ và tuân thủ các chỉ định điều trị từ bác sĩ để giảm thiểu các nguy cơ tiềm ẩn.