Bí quyết dinh dưỡng cho mẹ bầu trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ

100

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc không có thời gian nghỉ ngơi đủ và thiếu chế độ ăn uống khoa học có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, cần lưu ý những thực phẩm nào là tốt cho thai kỳ để đảm bảo an toàn và sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi.

Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi
Chế độ ăn uống của mẹ bầu trong 3 tháng đầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi

Mẹ bầu và giai đoạn đầu của thai kì

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết, trong 3 tháng đầu thai kỳ, dù vẻ bề ngoài của người mẹ bầu không có nhiều biến đổi, nhưng đây lại là giai đoạn cực kỳ quan trọng. Tại thời điểm này, phôi thai bắt đầu gắn vào tử cung và hình thành một số cơ quan chính:

    • Túi ối: Chứa chất lỏng, bọc quanh và bảo vệ thai nhi.
    • Dây rốn: Liên kết thai nhi với tử cung của mẹ. Điều này cho phép máu từ mẹ và thai nhi trao đổi chất qua hệ mạch máu, giúp cung cấp dưỡng chất cho sự phát triển của thai nhi.
    • Nhau thai: Mang chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi.

Những dinh dưỡng cần thiết cho mẹ bầu và thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ

Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu cần bổ sung các loại dưỡng chất sau đây:

    • Acid folic: Vi chất này nên được bổ sung từ khi lên kế hoạch mang thai và trong 3 tháng đầu của thai kỳ để ngăn ngừa nguy cơ khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
    • Chất đạm: Mẹ bầu cần khoảng 75g đạm/ngày trung bình.
    • Canxi: Thai nhi cần canxi để phát triển hệ thống xương và răng. Nếu mẹ không cung cấp đủ, có thể gây loãng xương sau này.
    • Sắt: Thể tích tuần hoàn tăng trong thai kỳ, do đó mẹ bầu cần bổ sung sắt để thai nhi phát triển tốt nhất và tránh nguy cơ sảy thai, sinh non.
    • Vitamin C: Bổ sung để hỗ trợ xương và mô ở thai nhi phát triển, cũng giúp cơ thể hấp thụ sắt hiệu quả hơn.
    • Kali: Đảm bảo sự cân bằng chất lỏng và điều chỉnh huyết áp của mẹ bầu.
    • DHA: Axit béo Omega-3 này giúp cải thiện tâm trạng của mẹ, giảm nguy cơ mắc bệnh lý mạn tính và hỗ trợ sự phát triển trí tuệ và thể chất của thai nhi.

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?
Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu?

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, để hỗ trợ sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu, mẹ bầu nên bổ sung những loại thực phẩm sau:

    • Rau lá xanh: Chứa nhiều vitamin A, B, C, E, K, chất chống oxy hóa và khoáng chất như kẽm, sắt, canxi, magiê, cùng chất xơ, rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi.
    • Rau củ: Rau cần tây, súp lơ trắng, bí đao, măng tây… chứa nhiều vitamin quan trọng, tốt cho cả mẹ và thai nhi.
    • Thực phẩm giàu protein: Thịt gà, lợn, bò, trứng, bơ, đậu phộng, đậu phụ… là nguồn năng lượng cần thiết cho cả mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi, đặc biệt cho tim và não của thai nhi.
    • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, mì ống, bột yến mạch… giàu dinh dưỡng với chất xơ, sắt, vitamin B và acid folic.
    • Trái cây: Chuối, táo, dâu tây, cam, lê, bơ, lựu, xoài… là nguồn cung cấp vitamin quan trọng. Nên ăn trái cây tươi, tránh nước ép trái cây có đường.
    • Sữa và sản phẩm từ sữa: Quan trọng trong 3 tháng đầu của thai kỳ, đảm bảo uống sữa đã tiệt trùng. Nếu không dung nạp lactose, nên ưu tiên sữa chua không đường.
    • Dầu cá: Chứa Omega-3, vitamin D, vitamin A, cần thiết cho phát triển trí não và xương của thai nhi, nên bổ sung vào chế độ ăn uống.

Những thực phẩm mẹ bầu nên tránh trong giai đoạn đầu cuta thai kì

Để bảo vệ sức khỏe thai nhi và tránh những vấn đề không mong muốn trong 3 tháng đầu thai kỳ, hãy hạn chế ăn những thực phẩm sau:

    • Đồ chế biến, đồ chiên nhiều dầu mỡ như gà rán, khoai tây chiên, pizza…
    • Gan động vật.
    • Rau ngải cứu, rau răm, rau ngót, rau sam… Cần tránh vì có thể gây hại cho thai nhi, đặc biệt rau ngót và rau sam có thể làm tử cung trơn và gây sảy thai.
    • Đu đủ xanh, quả nhạn: Tránh trong 3 tháng đầu thai kỳ vì có thể tạo nhiệt trong cơ thể, gây co thắt tử cung, táo bón, thậm chí gây lưu thai hoặc sảy thai.
    • Hạn chế các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có gas, đồ uống chứa đường.

Qua đó, việc ăn uống cân đối với đầy đủ dưỡng chất là quan trọng để bảo vệ sức khỏe thai nhi. Đồng thời, việc tuân thủ lịch khám thai theo hướng dẫn của bác sĩ, đặc biệt là kiểm tra sàng lọc dị tật bẩm sinh, sẽ giúp phát hiện sớm các vấn đề và có biện pháp xử lý kịp thời nếu cần thiết.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/