30 điểm vẫn trượt Đại học do xét tiêu chí phụ, điểm làm tròn?

862

“Với một kỳ thi phải sử dụng quá nhiều tiêu chí phụ để xét tuyển thì có thể cho thấy rằng khâu ra đề đã thất bại toàn diện. Điều đó có thể thấy, với kết cấu đề thi năm nay chỉ đáp ứng yêu cầu xét tốt nghiệp cho thí sinh chứ không mang nặng yêu cầu thi đại học”, thầy LVD – giảng viên trường Cao Đẳng Y Dược Đồng Nai cho hay.

Vô vàn tâm trạng của thí sinh thi THPT Quốc Gia

Điểm cao chót vót nhưng… trượt đại học!

Cho đến thời điểm hiện tại, các trường đã công bố danh sách thí sinh trúng tuyển đợt 1 và một số trường Cao đẳng công bố tiêu chí xét tuyển như Cao đẳng Xét nghiệm Đồng Nai. Tuy nhiên, những ngày qua, dư luận vẫn chưa “hạ nhiệt” vì câu chuyện thí sinh đạt 30 điểm nhưng vẫn trượt ĐH vì có những trường trong khối ngành công an, quân đội lấy trên 30 điểm. Rồi những câu chuyện đẫm nước mắt của thí sinh khi trượt ĐH vì điểm làm tròn, điểm ưu tiên, tiêu chí phụ… Nhiều thì sinh đã gửi những tâm thư đến ban tuyển sinh Cao Đẳng Dược Đồng Nai với nỗi buồn không tả: “Em ước mình sinh ra sớm hơn” “Tại sao những người cố gắng và nỗ lực như chúng em chỉ vì hoàn cảnh gia đình, chỉ vì sinh ra đã không phải là dân tộc, hay con em trong ngành? Mà dựa vào đó để đánh trượt chúng em?”

Nghẹn ngào đọc những dòng chữ đó, chúng tôi những người luôn cống hiến vì sự nghiệp giáo dục, muốn mang lại những lợi ích cho xã hội, đem đến những cơ hội thay đổi cuộc sống của sinh viên. Giúp sinh viên có được sự lựa chọn tuyệt vời nhất cũng không đành lòng khi nhìn thấy những con chữ nhòe đi vì nước mắt của các em. Giá như Bộ giáo dục và đào tạo đưa ra những quyết định đúng đắn hơn, những trường đại học lớn có thể mềm mỏng hơn thì những sinh viên ưu tú này đâu cần âu sầu, chán chường đến vậy?

Nỗi buồn không thể diễn tả thành lời

Vấn đề nằm ở đâu?

Hôm nay, chúng tôi đến gặp trực tiếp những trường hợp éo le đó, đứng trước những em thí sinh có số điểm gần như tuyệt đối. Đôi mặt rạng ngời, khuôn mặt tuấn tú trong hồ sơ xét tuyển đã không còn. Đôi mắt đỏ hoe lên vì khóc, khóc không phải vì nỗ lực của bản thân chưa đủ, các em khóc vì tại sao số phận lại đùa cợt các em. Ước mơ của các em là trở thành quân nhân, để bảo vệ tổ quốc, làm Y – Bác sĩ cứu người chữa bệnh, để xây dựng đất nước vững mạnh.

Vậy cốt lõi vấn đề từ đâu mà xảy ra tình trạng như trên? Liên quan đến vấn đề này, thầy Đinh Mạnh Long cán bộ Tuyển sinh Cao đẳng Y Dược Đồng Nai cho rằng:

Với kỳ thi hai trong một năm nay, thành công hay thất bại phụ thuộc vào góc nhìn của mỗi người. Với phần đông các tỉnh đạt trên 99% thí sinh đỗ tốt nghiệp có thể coi đó là thành công vượt sức tưởng tượng của nhiều người, nhưng liệu con số trên 99% ấy có đánh giá đúng thực học của học sinh hay không, đó lại là điều cần bàn. Một kỳ thi phải huy động 50% giám thị là các giảng viên đại học về trông thi ở các tỉnh để rồi tìm ra chưa tới 1% số thí sinh bị rớt tốt nghiệp liệu có đáng với công sức bỏ ra hay không?

Dựa vào kết quả thi để tuyển chọn thí sinh vào học các trường đại học nhưng có những trường điểm chuẩn tới 29,25 điểm trở lên thậm chí có trường phải trên 30 điểm mới đủ điều kiện nhập học, thì liệu cái sàng tuyển chọn kia đã là loại sàng tối ưu hay chưa? Đành rằng tham gia trò chơi phải tuân thủ luật chơi, nhưng luật chơi bất ổn thì cuộc chơi có công bằng hay không?
Việc nhiều trường có điểm xét tuyển lên tới 29 thậm chí hơn 30 điểm (kể cả điểm ưu tiên) tôi tin chắc đó là điều mà những người ra đề thi và lãnh đạo Bộ GD&ĐT đều không ngờ tới, bởi nó quá bất thường. Đó là chưa kể thí sinh đủ điểm đỗ nhưng trượt vì tiêu chí phụ, vì điểm làm tròn…

Câu chuyện dở khóc dở cười này đã và đang là mối quan tâm của dư luận xã hội. Chắc rằng mọi chuyện cũng sẽ quên vào dĩ vàng khi thời gian trôi qua, lãnh đạo của Bộ GD&ĐT rồi cũng rời khỏi chiếu ghế của mình. Nhưng nỗi đau này sẽ còn mãi mới các thí sinh.