Viêm phế cầu khuẩn là bệnh gì? Làm sao để ngăn ngừa hiệu quả?

19

Vi khuẩn phế cầu có khả năng gây ra nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp. Nếu không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng. Vậy viêm phế cầu khuẩn là gì và làm sao để phòng tránh hiệu quả?

Viêm phế cầu khuẩn nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng
Viêm phế cầu khuẩn nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây các biến chứng nghiêm trọng

Tìm hiểu về phế cầu khuẩn

Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, phế cầu khuẩn, còn gọi là Streptococcus pneumoniae, bao gồm nhiều chủng khác nhau và thường cư trú tại vùng mũi họng. Ở người khỏe mạnh, chúng hiếm khi gây ra vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, với những đối tượng có hệ miễn dịch yếu như trẻ nhỏ, người cao tuổi hoặc người mắc bệnh mạn tính, phế cầu khuẩn có thể gây nên các bệnh lý nặng, thậm chí đe dọa đến tính mạng.

Vi khuẩn này lây lan qua đường hô hấp, thông qua giọt bắn chứa mầm bệnh khi người nhiễm ho, hắt hơi hoặc khạc nhổ. Ngoài ra, tiếp xúc với đồ dùng cá nhân của người bệnh cũng có thể khiến bạn có nguy cơ bị lây nhiễm.

Viêm phế cầu khuẩn là gì?

Cụm từ “viêm phế cầu khuẩn” dùng để chỉ các bệnh lý viêm nhiễm do vi khuẩn phế cầu gây ra, ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trong cơ thể. Cụ thể gồm:

Viêm phổi: Đây là bệnh phổ biến nhất do phế cầu khuẩn gây ra, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ và người cao tuổi. Người bệnh có thể xuất hiện các triệu chứng như ho kéo dài, sốt, ớn lạnh, đổ mồ hôi nhiều. Trẻ nhỏ có thể bỏ bú, quấy khóc, thở nhanh và sốt. Viêm phổi nguy hiểm do triệu chứng ban đầu dễ nhầm lẫn với cảm cúm thông thường, khiến phụ huynh khó nhận biết và đưa trẻ đi khám trễ, làm tăng nguy cơ biến chứng nghiêm trọng.

Viêm màng não: Khi phế cầu khuẩn xâm nhập vào dịch não tủy, chúng có thể gây viêm màng não – đặc biệt nguy hiểm ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi. Triệu chứng thường gặp gồm sốt cao, đau đầu, buồn nôn, ngủ li bì, rối loạn ý thức và nhạy cảm với ánh sáng. Trẻ nhỏ có thể quấy khóc nhiều, bỏ bú, tiêu chảy hoặc co giật. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, viêm màng não có thể để lại di chứng thần kinh hoặc dẫn đến tử vong.

Viêm phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây viêm tai giữa ở trẻ
Viêm phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây viêm tai giữa ở trẻ

Viêm tai giữa: Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, là bệnh lý thường gặp ở trẻ nhỏ, phế cầu khuẩn là tác nhân chính gây ra viêm tai giữa. Trẻ mắc bệnh thường sốt cao, quấy khóc, bỏ bú, đau tai hoặc hay kéo tai. Bệnh có thể lây lan và gây biến chứng nếu không điều trị sớm, do đó cha mẹ nên cho trẻ đi khám và hạn chế tiếp xúc cộng đồng khi có dấu hiệu bệnh.

Nhiễm trùng huyết: Đây là tình trạng nguy hiểm do vi khuẩn phế cầu lan rộng trong máu. Người bệnh có thể có biểu hiện sốt cao, rét run, tim đập nhanh, rối loạn đông máu. Nếu không điều trị kịp thời, nhiễm trùng huyết có thể gây sốc nhiễm trùng, tổn thương nội tạng và đe dọa tính mạng.

Các phương pháp phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn

Để chủ động bảo vệ sức khỏe, mỗi người cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm phế cầu khuẩn như sau:

Tiêm vắc xin phòng phế cầu khuẩn: Đây là biện pháp quan trọng giúp tạo miễn dịch chủ động. Vắc xin có thể tiêm cho trẻ từ 6 tuần tuổi đến 5 tuổi và có khả năng bảo vệ cơ thể trước 10 chủng phế cầu khuẩn phổ biến. Tuy nhiên, do còn nhiều chủng khác chưa được bao phủ bởi vắc xin, nên ngay cả khi đã tiêm phòng, cha mẹ vẫn cần theo dõi và chăm sóc trẻ cẩn thận, tránh tâm lý chủ quan.

Hạn chế tiếp xúc với nguồn lây:

    • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi chạm vào các bề mặt nơi công cộng.
    • Che miệng và mũi khi ho, hắt hơi để hạn chế phát tán giọt bắn.
    • Tránh hút thuốc lá vì khói thuốc có thể làm suy giảm chức năng hô hấp.
    • Hạn chế tiếp xúc gần với những người đang mắc bệnh đường hô hấp.
    • Luôn đeo khẩu trang khi đến nơi đông người hoặc khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao.

Tóm lại, phế cầu khuẩn là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm, đặc biệt với trẻ nhỏ và người có sức đề kháng yếu. Việc chủ động tiêm phòng, giữ vệ sinh cá nhân và hạn chế tiếp xúc với nguồn bệnh là cách hiệu quả giúp mỗi người giảm nguy cơ nhiễm bệnh. Khi có biểu hiện nghi ngờ, nên đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị sớm.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn