Nội dung tóm tắt
Suy giáp là tình trạng rối loạn nội tiết thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, đặc biệt phổ biến ở phụ nữ trên 60. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân gây suy giáp và các phương pháp điều trị hiệu quả trong bài viết sau.

Triệu chứng của bệnh suy giáp
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, suy giáp còn gọi là nhược giáp hoặc suy giảm chức năng tuyến giáp, là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone cần thiết – chủ yếu là triiodothyronine (T3) và thyroxine (T4) – để điều hòa quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường diễn tiến âm thầm với triệu chứng mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với dấu hiệu lão hóa, khiến nhiều người bệnh chủ quan, không đi khám và điều trị kịp thời.
Một số dấu hiệu thường gặp ở người bị suy giáp bao gồm:
-
- Ăn uống kém ngon miệng
- Da khô, nhợt nhạt hoặc tái xanh
- Nhạy cảm với thời tiết lạnh
- Giảm trí nhớ, dễ rơi vào trạng thái trầm cảm
- Khàn giọng
- Táo bón kéo dài
- Nhịp tim chậm hoặc bất thường
- Đau nhức khớp và cơ bắp
- Rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
- Giảm ham muốn tình dục
Khi bệnh nặng hơn, người bệnh có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như: lưỡi to bất thường, phù nề mặt và tứ chi, da thô ráp và sậm màu.
Việc phát hiện sớm và điều trị đúng cách đóng vai trò rất quan trọng để tránh các biến chứng nguy hiểm do suy giáp gây ra.
Các nguyên nhân gây suy giáp
Nguyên nhân gây suy giáp rất đa dạng, trong đó có một số nguyên nhân phổ biến sau:
Viêm tuyến giáp Hashimoto (tự miễn)
Đây là nguyên nhân hàng đầu gây suy giáp. Khi mắc bệnh này, hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào các tế bào tuyến giáp khỏe mạnh, gây viêm và tổn thương mô tuyến giáp. Tình trạng này cản trở quá trình sản xuất hormone, dẫn đến suy giảm chức năng tuyến giáp.
Phẫu thuật tuyến giáp
Trong một số trường hợp, người bệnh phải phẫu thuật cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ tuyến giáp để điều trị bệnh lý khác. Hậu quả là tuyến giáp không còn khả năng hoặc chỉ sản xuất được một lượng hormone rất thấp, gây suy giáp.
Xạ trị vùng đầu – cổ
Phương pháp điều trị ung thư bằng tia xạ tại vùng đầu hoặc cổ cũng có thể làm tổn thương tuyến giáp, làm giảm hoạt động sản xuất hormone.
Viêm tuyến giáp

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, tình trạng viêm có thể khiến tuyến giáp bị phá hủy tạm thời hoặc vĩnh viễn. Lúc đầu, tuyến giáp có thể phóng thích lượng hormone lớn vào máu, gây nhiễm độc giáp. Tuy nhiên sau đó, hoạt động của tuyến bị suy giảm, dẫn đến suy giáp.
Tác dụng phụ của thuốc
Một số loại thuốc, chẳng hạn như lithium – thường dùng trong điều trị các rối loạn tâm thần – có thể làm giảm chức năng tuyến giáp, dẫn đến suy giáp.
Các nguyên nhân ít gặp khác
Suy giáp bẩm sinh: Một số trẻ em sinh ra đã có tuyến giáp kém phát triển hoặc không hoạt động, nhưng dấu hiệu bệnh ban đầu thường rất mờ nhạt.
Rối loạn tuyến yên: Hiếm gặp hơn, một số khối u tuyến yên ảnh hưởng đến cơ chế điều hòa hormone, từ đó gây suy giáp.
Trong thai kỳ: Phụ nữ mang thai đôi khi bị suy giáp do rối loạn nội tiết, có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.
Thiếu i-ốt: Chế độ ăn thiếu i-ốt – khoáng chất thiết yếu cho việc sản xuất hormone tuyến giáp – cũng là nguyên nhân gây bệnh ở một số người.
Có thể điều trị khỏi bệnh suy giáp không?
Bên cạnh việc tìm hiểu về nguyên nhân và triệu chứng của suy giáp, người bệnh còn đặc biệt quan tâm đến các biến chứng có thể gặp phải cũng như khả năng chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này.
Theo nhận định của các chuyên gia, nếu bệnh suy giáp được phát hiện sớm và điều trị đúng cách, người bệnh hoàn toàn có thể kiểm soát tốt tình trạng sức khỏe và duy trì chất lượng cuộc sống ổn định. Tuy nhiên, trong trường hợp chậm trễ trong việc điều trị hoặc không tuân thủ phác đồ điều trị, suy giáp có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
-
- Hình thành bướu cổ lớn, gây khó khăn khi nhai nuốt và thậm chí là khó thở do chèn ép khí quản.
- Gia tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là do cholesterol trong máu tăng cao làm ảnh hưởng đến tuần hoàn.
- Tổn thương dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến các triệu chứng như đau nhức, tê bì hoặc cảm giác kim châm ở tay chân.
- Suy giảm chức năng sinh sản, ảnh hưởng đến khả năng thụ thai và thai kỳ ở phụ nữ.
- Tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh, nhất là ở phụ nữ mang thai bị suy giáp nhưng không kiểm soát tốt bệnh. Trẻ sinh ra có thể bị chậm phát triển trí tuệ và thể chất do thiếu hormone tuyến giáp.
- Hôn mê phù niêm, là biến chứng hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm, xảy ra ở những trường hợp suy giáp kéo dài mà không được điều trị. Tình trạng này cần được cấp cứu ngay lập tức để tránh nguy cơ tử vong.