Viêm khớp nhiễm khuẩn: Các biểu hiện và phương pháp điều trị

51

Bệnh viêm khớp do nhiễm khuẩn là một tình trạng xương khớp có thể gây tổn thương và phá hủy khớp một cách vĩnh viễn. Bài viết dưới đây sẽ trình bày chi tiết về triệu chứng của bệnh này, cũng như phương pháp điều trị hiệu quả.

Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương và phá hủy khớp vĩnh viễn
Viêm khớp nhiễm khuẩn có thể gây tổn thương và phá hủy khớp vĩnh viễn

Các biểu hiện điển hình của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Sưng và đau khớp

Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, triệu chứng chính của viêm khớp nhiễm khuẩn là sưng và đau ở các khớp. Đau có thể biến đổi từ nhẹ đến nặng và thường đi kèm với cảm giác không thoải mái khi vận động hoặc đặt áp lực lên vùng khớp bị ảnh hưởng.

Đỏ, nóng khớp

Các khớp bị nhiễm khuẩn thường trở nên đỏ và nóng khi tiếp xúc. Điều này là kết quả của phản ứng viêm nhiễm, khi cơ thể cố gắng loại bỏ tác nhân gây bệnh khỏi khu vực bị tổn thương.

Hạn chế vận động

Vì đau và sưng khớp, người bệnh thường gặp khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày. Sự hạn chế này có thể tăng dần theo thời gian và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của họ.

Sốt, buồn nôn

Một số trường hợp viêm khớp nhiễm khuẩn có thể đi kèm với sốt và buồn nôn. Sốt thường là dấu hiệu của vi khuẩn tấn công cơ thể, trong khi buồn nôn có thể do ảnh hưởng của vi khuẩn đến hệ tiêu hóa.

Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn

Để chẩn đoán viêm khớp nhiễm khuẩn, bác sĩ thường tiến hành các biện pháp kiểm tra sau:

    • Xét nghiệm máu: Để phát hiện dấu hiệu của nhiễm khuẩn.
    • Xét nghiệm dịch khớp: Xác định vi khuẩn gây ra nhiễm khuẩn và hướng dẫn điều trị thích hợp.
    • Chẩn đoán hình ảnh: Bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm hình ảnh như X-quang, CT-Scanner, MRI để đánh giá tổn thương, viêm và các biến đổi cấu trúc khớp.

Phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Các phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn
Các phương pháp điều trị viêm khớp nhiễm khuẩn

Theo Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM, dựa trên kết quả chẩn đoán lâm sàng, bác sĩ sẽ lập phác đồ điều trị riêng cho từng bệnh nhân như sau:

    • Sử dụng kháng sinh: Bác sĩ sẽ dựa trên kết quả xét nghiệm để chọn loại kháng sinh hiệu quả để chống lại vi khuẩn gây viêm khớp. Điều trị thường bắt đầu bằng việc tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch để tiêu diệt vi khuẩn, sau đó chuyển sang sử dụng kháng sinh qua đường uống. Thông thường, sau khoảng 48 giờ từ lần điều trị đầu tiên, các triệu chứng thường giảm đi. Điều trị thường kéo dài từ 2 đến 6 tuần. Trong quá trình sử dụng kháng sinh, có thể gặp một số tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nôn mửa.
    • Hút dịch khớp: Sử dụng kim hút arthrocentesis để lấy dịch khớp hàng ngày cho đến khi loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn.
    • Phẫu thuật: Trong trường hợp cần thiết, bệnh nhân có thể phải mổ mở để thoát dịch khớp. Có những trường hợp phải phẫu thuật nhiều lần để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Trong trường hợp nặng, có thể cần phẫu thuật tái tạo hoặc thay thế khớp mới.

Khi tình trạng bệnh được kiểm soát, bác sĩ sẽ hướng dẫn bệnh nhân thực hiện vận động nhẹ nhàng để khôi phục và bảo toàn chức năng khớp. Điều này cũng giúp ngăn ngừa yếu cơ, cứng khớp, và cải thiện lưu thông máu để đẩy nhanh quá trình phục hồi sau viêm khớp nhiễm khuẩn.

Chăm sóc, hỗ trợ điều trị tài nhà

Đối với bệnh nhân mắc viêm khớp nhiễm khuẩn, các biện pháp hỗ trợ điều trị có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát triệu chứng và tăng cường quá trình phục hồi của khớp bị tổn thương.

    • Tuân thủ chỉ định của bác sĩ: Bệnh nhân cần tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều lượng, không tự ý thay đổi điều trị.
    • Nghỉ ngơi đầy đủ: Bệnh nhân cần cung cấp thời gian nghỉ ngơi đủ để khớp có thể hồi phục. Cần giảm hoạt động vật lý nặng để tránh gây căng thẳng cho khớp viêm.
    • Chế độ ăn uống cân đối: Bảo đảm cung cấp chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và vitamin D để hỗ trợ sức khỏe xương khớp.
    • Hoạt động vận động nhẹ: Các hoạt động như đi bộ, đạp xe, yoga có thể giúp cải thiện linh hoạt mà không gây áp lực lớn cho khớp. Trước khi bắt đầu bất kỳ chương trình tập luyện nào, cần thảo luận với bác sĩ để đảm bảo an toàn và phù hợp.
    • Vệ sinh cá nhân: Bảo đảm vệ sinh cơ thể, rửa tay trước khi tiếp xúc với vùng da tổn thương và giữ vết thương sạch sẽ để ngăn vi khuẩn xâm nhập.

Nếu có các bệnh lý khác như viêm phổi, tiểu đường, cần điều trị hiệu quả để tránh lây nhiễm vào khớp. Viêm khớp nhiễm khuẩn cần được điều trị sớm để ngăn ngừa tổn thương và thoái hóa khớp. Bệnh nhân cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay khi có triệu chứng như đau hoặc sưng khớp, đặc biệt là những người đang sử dụng khớp nhân tạo.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn