Sự liên quan giữa chỉ số MCH và sức khỏe

161

MCH là một trong những chỉ số quan trọng được đánh giá trong kết quả xét nghiệm máu. Khi chỉ số MCH bị thấp hoặc cao, điều này có thể đưa ra cảnh báo về sự bất thường hoặc dấu hiệu của một bệnh lý tiềm ẩn trong cơ thể. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn tìm hiểu một cách chi tiết hơn về chỉ số MCH và các trường hợp khi MCH biểu hiện bất thường.

Chỉ số MCH là gì?
Chỉ số MCH là gì?

Giải thích chỉ số MCH

Trước khi đi sâu vào việc xem xét các tình huống về chỉ số MCH thấp hoặc cao, bạn cần hiểu rõ về khái niệm của chỉ số này. Cụ thể, bạn cần biết MCH là gì và giá trị bình thường của MCH là trong khoảng bao nhiêu.

Ý nghĩa chỉ số MCH

Theo Dược sĩ CK1 Nguyễn Quốc Trung – Giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM cho biết, MCH, hay còn gọi là Mean Corpuscular Hemoglobin, là một trong các chỉ số huyết học được dùng để đánh giá tình trạng của hồng cầu trong máu. MCH đo lường trung bình lượng hemoglobin (một protein chứa sắt có màu đỏ) trong mỗi hồng cầu. Để tính MCH, ta thực hiện phép chia tổng lượng hemoglobin trong máu cho tổng số hồng cầu (đo lường bằng picogram – pg).

MCH bình thường nên nằm trong khoảng bao nhiêu?

MCH đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và theo dõi các bệnh liên quan đến huyết học, như thiếu máu sắt, thiếu máu bẩm sinh và các bệnh lý khác ảnh hưởng đến hồng cầu và hemoglobin. Trong trường hợp của cơ thể bình thường, giá trị MCH thường nằm trong khoảng từ 27 đến 33 picogram (pg).

Khi chỉ số MCH bị thấp hoặc cao hơn mức bình thường, điều này có thể là một dấu hiệu đáng chú ý về tình trạng sức khỏe, giúp các chuyên gia y tế có cơ sở để đưa ra đánh giá chính xác hơn về tình trạng của máu trong cơ thể.

Giải mã chỉ số MCH bất thường trong kết quả xét nghiệm máu

Chỉ số MCH bất thường nói lên điều gì?

Theo Giảng viên Khoa Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cũng cho biết thêm, khi chỉ số MCH ở mức thấp hoặc cao, đều cho thấy có những vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Vì vậy, các chuyên gia khuyên nên thực hiện xét nghiệm máu để đo chỉ số MCH định kỳ. Điều này giúp đánh giá tình trạng sức khỏe, phát hiện sớm các bất thường, và thực hiện các biện pháp can thiệp hoặc điều trị để giảm thiểu rủi ro trong tương lai.

Chỉ số MCH thấp

Chỉ số MCH thấp, được đo bằng giá trị dưới 27pg, thường xuất hiện trong các tình trạng sau đây:

Thiếu máu thiếu sắt: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi cơ thể thiếu sắt, không đủ hemoglobin sẽ được sản xuất cho hồng cầu, dẫn đến giảm chỉ số MCH.

Bệnh thalassemia: Thalassemia là một nhóm các bệnh di truyền liên quan đến khả năng sản xuất hemoglobin bất thường. Những người mắc bệnh thalassemia thường có chỉ số MCH thấp.

Bệnh bạch cầu bẩm sinh: Đây là một loại thiếu máu hiếm gặp do sự sai lệch trong sản xuất hemoglobin. Những người bị bệnh này thường có kết quả xét nghiệm MCH thấp.

Các trường hợp khác: Chỉ số MCH cũng có thể giảm đối với người ăn chay, người suy dinh dưỡng, phụ nữ đang trong chu kỳ kinh nguyệt, người đã từng phẫu thuật dạ dày, người mắc bệnh Celiac, tiểu đường, viêm nhiễm, thiếu vitamin B12 hoặc axit folic, và nhiều tình trạng sức khỏe khác.

Chỉ số MCH cao

Chỉ số MCH sẽ cao khi giá trị vượt quá 33pg. Tình trạng này thường có thể do:

    • Thiếu máu ác tính thiếu vitamin B12 và axit folic: Điều này có thể gây tăng chỉ số MCH.
    • Các bệnh về gan, tuyến giáp, hay biến chứng của một số loại ung thư: Các bệnh này cũng có thể dẫn đến tình trạng chỉ số MCH cao.
    • Sử dụng thuốc chứa estrogen trong thời gian dài: Người dùng thuốc này có thể có chỉ số MCH cao trong máu.

Khi chỉ số MCH bất thường, bác sĩ thường tiến hành các xét nghiệm huyết học và kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng quát để xác định nguyên nhân cụ thể và đề xuất liệu pháp điều trị phù hợp. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể dẫn đến tình trạng thay đổi chỉ số MCH trong máu.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/