Nội dung tóm tắt
Hội chứng tắc ruột là một tình trạng nguy hiểm cần được cấp cứu kịp thời. Nguyên nhân gây tắc và thời gian diễn biến là những yếu tố quan trọng giúp bác sĩ đánh giá mức độ nghiêm trọng của bệnh và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Tìm hiểu về hội chứng tắc ruột
Theo Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cho biết, đây là tình trạng tắc nghẽn trong ruột khiến các chất không thể di chuyển, có thể xảy ra ở cả ruột non và ruột già. Tắc ruột được chia thành hai dạng chính:
-
- Tắc ruột cơ học: Do nguyên nhân vật lý như ung thư đại tràng, thoát vị, xoắn ruột hoặc dính ruột. Ở trẻ em, tình trạng lồng ruột có thể xảy ra khi vận động quá mạnh trong khi thức ăn chưa tiêu hóa hết.
- Tắc ruột cơ năng: Xuất phát từ rối loạn thần kinh hoặc nhu động ruột, thường ít gặp hơn và chủ yếu xảy ra ở những người từng phẫu thuật ổ bụng.
Nguyên nhân gây ra hội chứng tắc ruột
Nguyên nhân gây hội chứng tắc ruột được chia thành hai nhóm chính:
Tắc ruột cơ học
Xảy ra do sự cản trở vật lý trong lòng ruột, thường gặp tại ruột non, đại tràng hoặc thành ruột, với các nguyên nhân như:
-
- Giun đũa kết dính trong ruột: Phổ biến ở trẻ em hoặc người có vệ sinh ăn uống kém, không tẩy giun định kỳ.
- Ứ đọng bã thức ăn có nhiều xơ: Thường gặp ở người cao tuổi, người suy tụy hoặc từng cắt bỏ dạ dày.
- Sỏi túi mật: Có thể gây viêm, thủng tá tràng, sau đó rơi xuống ruột gây tắc.
- Khối u hoặc ung thư đại tràng: Là nguyên nhân phổ biến ở người lớn tuổi.
- Hẹp thành ruột: Do bệnh Crohn, hẹp miệng nối ruột, xạ trị hoặc chấn thương gây viêm nhiễm, hình thành sẹo xơ.
- Lồng ruột: Xảy ra khi một đoạn ruột chui vào đoạn ruột khác, thường gặp ở trẻ em.
- Xoắn ruột: Khi quai ruột xoắn quanh trục mạc treo, gây tắc nghẽn.
- Thoát vị bẹn, rốn hoặc thoát vị nội: Làm ruột bị kẹt trong khe, lỗ tự nhiên, gây nghẹt và tắc ruột.
Tắc ruột do liệt ruột
Chiếm khoảng 5–10% trường hợp, chủ yếu do tổn thương thần kinh hoặc hậu quả sau phẫu thuật ổ bụng, khiến nhu động ruột bị liệt cục bộ, gây tắc nghẽn.
Nguyên nhân khác
-
- Rối loạn chuyển hóa canxi, kali trong máu ảnh hưởng đến hoạt động của nhu động ruột.
- Tác dụng phụ của thuốc, đặc biệt là thuốc phiện, thuốc kháng cholinergic,…
- Bệnh lý nền như tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, suy giáp,… gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Triệu chứng điển hình của hội chứng tắc ruột

Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM cũng cho biết thêm, bệnh có thể nhận diện khá dễ dàng thông qua một số triệu chứng đặc trưng như sau:
-
- Đau, chướng bụng: Đây là dấu hiệu cảnh báo đầu tiên và xuất hiện sớm nhất. Người bệnh có thể trải qua các cơn đau đột ngột, dữ dội rồi giảm dần, sau đó lại xuất hiện những cơn đau khác. Ban đầu, cơn đau có thể chỉ ở một khu vực nhất định, nhưng dần dần lan rộng khắp bụng.
- Buồn nôn, nôn: Đây là triệu chứng phổ biến gặp phải ở hầu hết các bệnh nhân. Một số người có thể không nôn được, nhưng cảm giác buồn nôn luôn hiện diện. Người bệnh thường nôn thức ăn trước, sau đó đến mật và dịch tiêu hóa, thậm chí có thể nôn cả phân.
- Bí trung đại tiện: Đây là một triệu chứng đặc trưng, tuy nhiên có thể xuất hiện muộn vì trong giai đoạn đầu, ruột vẫn còn khả năng co bóp để đẩy hơi ra ngoài.
- Căng bụng và tiếng vang khi gõ: Đối với những người gầy, khi ruột bị tắc, có thể cảm nhận được quai ruột nổi lên trên thành bụng. Ánh sáng chiếu vào có thể giúp nhận thấy sóng nhu động dưới da.
Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, đe dọa tính mạng như:
-
- Hoại tử các tế bào trong mô ruột do sự tắc nghẽn, làm gián đoạn quá trình lưu thông máu.
- Nhiễm trùng lan rộng, có thể gây tử vong.
- Thủng ruột và suy giảm chức năng các cơ quan.
Người bị tắc ruột nên ăn gì?
Những người đã từng điều trị hội chứng tắc ruột hoặc phẫu thuật cần lưu ý:
-
- Ăn thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như cháo, bún, mì, đồ hầm nhừ, sữa chua, v.v.
- Rau củ như cải, măng tây, đậu xanh, cà rốt, cải bó xôi, đu đủ chín, v.v.
- Thịt động vật không chứa chất xơ, chẳng hạn như gà, lợn, cá, bò, cừu, và nên ăn với lượng vừa phải.
- Uống nhiều nước lọc và nước ép từ rau, củ, quả.
- Chia nhỏ các bữa ăn để giảm tải cho hệ tiêu hóa.