Lãnh đạo trường Sư phạm nói gì về điều kiện để làm giáo viên?

1010

Nam phải cao từ 1m55 trở lên và nữ cao từ 1m50 trở lên mới được đăng ký vào ngành sư phạm. Điều kiện này của trường đại học Sư phạm TPHCM đang gặp nhiều phản ứng trái chiều.

Lãnh đạo trường Sư phạm nói gì về điều kiện để làm giáo viên?

Lãnh đạo trường Sư phạm nói gì về điều kiện để làm giáo viên?

Ý kiến trái chiều về quy định mới cho ngành sư phạm

Mới đây, trường đại học Sư phạm TPHCM vừa công bố chỉ tiêu, tổ hợp xét tuyển dự kiến từng ngành trong năm 2019. Theo đó, trường có quy định điều kiện xét tuyển tối thiểu về chiều cao với các ngành đào tạo giáo viên. Cụ thể theo nhiều thông tin trên trang tin tức Y Dược được biết, trường này quy định, nam phải cao từ 1m55 trở lên và nữ cao từ 1m50 trở lên. Riêng ngành giáo dục thể chất, nam phải cao từ 1m65 và nặng 50 kg trở lên, nữ phải đạt tối thiểu 1m55 và nặng 45 kg trở lên. Ngay sau khi điều kiện này được công bố đã gây nhiều tranh cãi trên nhiều trang mạng xã hội.

Nhiều ý kiến cho rằng, ngoại hình cũng là 1 phần quan trọng vì học sinh chỉ thích nhất là được học với cô giáo trẻ, xinh không quan trọng cô dạy có tốt không. Lớp nào không được học là nó so sánh ngay. Thậm chí học sinh trường mình cô giáo già có nhiều tóc bạc hay cô giáo xấu học sinh khóc nhất quyết không chịu đi học và đòi đổi lớp.

Tuy nhiên có ý kiến cho rằng, chỉ cần “không khiếm khuyết” về kiến thức, nhân cách, tâm hồn và năng lực sư phạm… bởi đó mới là điều kiện cần thiết của một người người thầy.

Lãnh đạo trường đại học Sư phạm TPHCM nói gì?

Nhận định về vấn đề này, PGS-TS Huỳnh Văn Sơn – Phó hiệu trưởng trường đại học Sư phạm TPHCM cho rằng, thông tin về chiều cao như một trong những điều kiện thuộc về sức khỏe của người dự tuyển đã có từ những năm 2008 cũng như vài năm trước đó và đăng tải chính thức trên nhiều phương tiện…. Do đó, đây không phải là tiêu chuẩn mới của ngành mà chỉ là của đề án tuyển sinh trường đại học Sư phạm TPHCM.

Lãnh đạo trường đại học Sư phạm TPHCM nói gì?

Lãnh đạo trường đại học Sư phạm TPHCM nói gì?

Theo quyết định số 1613 của Bộ Y tế, ban hành từ năm 1997, sức khỏe loại 3 – loại trung bình ứng với chiều cao nhất định của học sinh – sinh viên; trong khi đó, theo chiến lược quốc gia về dinh dưỡng, đến năm 2011- 2020, chiều cao người Việt tăng 1 đến 1,5 cm so với 2010… nên vấn đề chiều cao cần được xem xét như một tiêu chuẩn sức khỏe.  Bên cạnh đó theo tìm hiểu của giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm Đồng Nai được biết, ở thông tư liên tịch giữa Bộ Y tế và Bộ Giáo dục, về bảng treo ở lớp học cách nền phòng học từ 0,65, đến 0,80 mét với trường tiểu học và ở THCS là 0,8 đến 1,0 mét để nhận thấy chiều cao của thầy cô giáo có ảnh hưởng nhất định từ phương diện yêu cầu nghề.

Tuy nhiên, với những trường hợp đặc biệt, đề án của Trường vẫn dành sự trân quý với các thí sinh này, có sự xem xét cụ thể và có những biện pháp đảm bảo tính nhân văn, tôn trọng. Nói khác đi, vấn đề tuyển sinh, vấn đề chọn nghề, cần dựa trên khả năng tự đánh giá, tự nhận thức; tự hướng nghiệp, chọn nghề… Và bất kỳ trường hợp nào có nhu cầu, Ban tuyển sinh sẽ xem xét công bằng và nghiêm túc, đảm bảo tính nhân văn như là trọng điểm của nhà trường.

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn