Kiên định những mục tiêu đổi mới trong năm học 2018-2019

739

Trước thềm năm học mới, Bộ GD&ĐT đã đặt ra những nhiệm vụ trọng tâm để bám sát những yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục theo tinh thần của Nghị quyết số 29.

Kiên định những mục tiêu đổi mới trong năm học 2018-2019

Kiên định quá trình đổi mới trong năm học 2018-2019

Mới đây, tại hội nghị tổng kết năm học 2017 – 2018 và triển khai nhiệm vụ năm học mới theo hình thức trực tuyến tại 64 điểm, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã nhấn mạnh trong năm học 2017 – 2018, chất lượng giáo dục phổ thông đại trà có nhiều tiến bộ, chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt được nhiều thành tựu quan trọng với kết quả nổi bật của các đoàn học sinh Việt Nam tham dự Olympic Quốc tế và khu vực, thi Khoa học kỹ thuật Quốc tế. Ngoài ra, ban tuyển sinh Cao đẳng Y Dược TP HCM còn nhận thấy công tác xây dựng xã hội học tập từng bước đã lan tỏa và phát huy hiệu quả, đáp ứng được nhu cầu học tập trong một xã hội ngày càng phát triển như nước ta hiện nay.

Kiên định quá trình đổi mới trong năm học 2018-2019

Qua đó Bộ trưởng Nhạ cho rẳng, mạng lưới trường, lớp mầm non phát triển, tỷ lệ trường, lớp ngoài công lập đang được tăng nhanh một cách tích cực. Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp vượt chỉ tiêu ở tất cả các độ tuổi. Mạng lưới cũng như quy mô giáo dục phổ thông tiếp tục phát triển ổn định, từng bước được rà soát và sắp xếp một cách khoa học.

Tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam đã đánh giá chung tình hình đổi mới căn bản, toàn diện của ngành giáo dục trong 5 năm thực hiện Nghị quyết 29 đồng thời chỉ đạo Bộ GD&ĐT bám sát các nội dung về những vấn đề tồn tại, bất cập cần đổi mới đã nêu trong Nghị quyết từ thời điểm năm 2013 để thời gian tới có những tổng hợp, đánh giá các công việc đã triển khai theo tinh thần Nghị quyết 29. Theo ghi nhận từ trang tin Cao đẳng Điều dưỡng Đồng Nai, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng: Giáo dục đổi mới phải là một quá trình. Trong quá trình này không bao giờ có giải pháp hoàn hảo. Khi triển khai sẽ gặp nhiều khó khăn nên cần kiên định để thực hiện.

Khắc phục tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia

Một trong những vấn đề mà rất nhiều địa phương đóng góp ý kiến với ngành giáo dục là về kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, các địa phương cho rằng: Phương án thi THPT quốc gia như hiện nay đang là tối ưu, nhẹ nhàng, giảm áp lực xã hội, giảm gánh nặng cho học sinh. Vì một hai địa phương sai phạm, chính bản thân người trong ngành cũng bất bình và cảm thấy rất buồn. Tuy nhiên, không vì thế mà phủ định những kết quả của các địa phương khác và sự phù hợp của kỳ thi.

Khắc phục tiêu cực trong kỳ thi THPT quốc gia

Theo đó, ông Ngô Văn Quý- Phó Chủ tịch UBND TP cho biết: Tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Nội có hơn 80.000 học sinh tham gia với quy mô 123 điểm trường, trải rộng trên địa bàn 30 quận, huyện thị xã và đã nhận được sự phối hợp tốt của các trường ĐH trên địa bàn. Ngoài ra, TP đã tổ chức rà soát lại tất cả các khâu trong kỳ thi vừa qua, từ khâu chuẩn bị đến coi thi, chấm thi, phúc khảo, tất cả các khâu đều thực hiện đúng quy chế của Bộ GD&ĐT nhằm đảm bảo kết quả của kỳ thi an toàn, nghiêm túc và công bằng.

Được biết, chuyện tiêu cực xảy ra vừa qua là sự việc hi hữu rất đáng tiếc, tuy nhiên, Bộ GD&ĐT đã vào cuộc kịp thời xử lí kiên quyết để giải quyết những vấn đề gây xôn xao dư luận. Từ đó, lãnh đạo tỉnh Phú Thọ đã đề nghị tiếp tục duy trì kì thi THPT quốc gia và tiếp tục bổ sung để hoàn thiện kì thi này.

Nguồn: caodangyduocdongnai.edu.vn