Có phải anh em ruột đều có cùng nhóm máu?

239

Thường thì, mọi người có thể nghĩ rằng anh em ruột sẽ có cùng nhóm máu và nếu có nhóm máu khác nhau sẽ không là anh em ruột. Trên thực tế, liệu quan điểm này có dúng không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Có phải anh em ruột đều có cùng nhóm máu?
Có phải anh em ruột đều có cùng nhóm máu?

Liệu anh em ruột đều có cùng nhóm máu?

Những câu trả lời của các Giảng viên Cao đẳng Xét nghiệm – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur về câu hỏi “Anh em ruột có cùng nhóm máu không?” như sau:

    • Hệ thống máu phổ biến nhất là hệ thống ABO bao gồm 4 nhóm máu: A, B, AB và O, cùng với hệ nhóm máu Rh (Rh+ và Rh-). Di truyền theo quy tắc Mendel:
    • Nhóm máu A: Có kiểu gen lAlA hoặc lAlo.
    • Nhóm máu B: Có kiểu gen lBlB hoặc lBlo.
    • Nhóm máu AB: Có kiểu gen lAlB.
    • Nhóm máu O: Có kiểu gen lolo.

Theo di truyền học của Mendel, anh chị em ruột trong một gia đình có thể có cùng nhóm máu với bố mẹ và cùng nhóm máu với nhau. Tuy nhiên, do biểu hiện tính trạng trội và lặn của gen, có thể xảy ra trường hợp con cái không có cùng nhóm máu với cha mẹ hoặc anh chị em ruột không có cùng nhóm máu với nhau.

Những trường hợp có cùng nhóm máu:

    • Cả bố và mẹ đều có nhóm máu O: Nếu tất cả con trong gia đình này đều mang nhóm máu O, có nghĩa rằng cả bố và mẹ đều mang gen lolo và các con kế thừa gen này.
    • Sinh đôi đôi trứng: Anh chị em sinh đôi đôi trứng chia sẻ các gen giống nhau, nên họ sẽ có cùng nhóm máu.
    • Trường hợp bố mẹ đều có nhóm máu A: Trong trường hợp này, con cái sẽ có nhóm máu A. Ngoài ra, nếu bố mẹ đều có nhóm máu B, thì con cái cũng sẽ có nhóm máu B. Anh chị em ruột trong gia đình có thể có cùng nhóm máu với nhau là nhóm máu B.

Với những điều này, không nhất thiết anh chị em ruột phải có cùng nhóm máu, và điều này phụ thuộc vào di truyền của mỗi gia đình.

Nhóm máu có thể nói lên về mối quan hệ huyết thống?

Nhóm máu có thể nói lên mối quan hệ cùng huyết thông không?
Nhóm máu có thể nói lên mối quan hệ cùng huyết thông không?

Theo các Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM, ngoài những tình huống mà anh chị em ruột chắc chắn có cùng nhóm máu như đã nêu ở trên, còn tồn tại những trường hợp anh chị em ruột không cùng nhóm máu và thậm chí không giống với nhóm máu của bố mẹ do sự biểu hiện tính trạng trội và lặn của gen, tuân theo quy tắc di truyền của Mendel. Vì vậy, chỉ dựa vào nhóm máu mà không thêm bằng chứng nào khác thì chưa đủ để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai cá nhân.

Hơn nữa, nhóm máu không phải là một yếu tố độc nhất và không có giá trị pháp lý. Thực tế, đã có nhiều trường hợp trong đó không có cùng huyết thống nhưng lại có nhóm máu giống nhau.

Hiện nay, để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai cá nhân, chẳng hạn như xác định cha mẹ và con cái hoặc xác định anh chị em ruột với nhau, người ta thường thực hiện xét nghiệm ADN. Đây là phương pháp xét nghiệm hiện đại nhất, có độ chính xác cao, thường đạt tới tỷ lệ 99%.

Những yêu cầu khi xét nghiệm AND

Xét nghiệm ADN để xác định mối quan hệ huyết thống giữa hai cá thể có thể sử dụng một loạt các loại mẫu bệnh phẩm, bao gồm:

    • Máu: Cách lấy mẫu đơn giản và an toàn. ADN trong máu thường ổn định, cho kết quả chính xác.
    • Tế bào niêm mạc miệng: Cần súc miệng sạch trước khi lấy mẫu và sử dụng tăm bông để thu thập. Điều này đảm bảo kết quả xét nghiệm chính xác.
    • Tóc: Cần nhổ khoảng 5-7 sợi tóc, bao gồm cả phần chân tóc, để xét nghiệm. Nếu không lấy được phần chân tóc, kết quả có thể bị sai lệch.
    • Móng tay và móng chân: Cắt một lượng nhỏ móng tay (khoảng 40mg) để làm mẫu xét nghiệm. Làm sạch móng tay trước khi cắt để tránh làm sai lệch kết quả.
    • Nước ối và sinh thiết gai nhau: Dù có thể cho kết quả chính xác, bác sĩ thường không khuyến khích lấy mẫu này để giảm nguy cơ cho mẹ và thai nhi. Bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể tùy theo tình huống.

Bài viết trên đã cung cấp thông tin tham khảo về thắc mắc “Có phải anh em ruột đều có cùng nhóm máu?”. Nếu còn thắc mắc bạn hãy liên hệ đến các Bác sĩ để được giải đáp cụ thể nhé!

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn/