Cách nhận biết và xử lý ngộ độc thực phẩm một cách an toàn

55

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng phổ biến xảy ra khi một người tiêu thụ thực phẩm chứa các chất độc hại hoặc mầm bệnh có thể gây tổn thương cho cơ thể. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa mà còn có thể gây hại đến sức khỏe nói chung.

Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng phổ biến
Ngộ độc thực phẩm là hiện tượng phổ biến

Nguyên nhân nào gây ra ngộ độc thực phẩm?

Theo chia sẻ từ Giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM – Cô Trương Thị Thanh Nga cho biết, nguyên nhân gây ngộ độc thực phẩm rất đa dạng. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do tiêu thụ thực phẩm không được chế biến hoặc bảo quản đúng cách. Khi thực phẩm không được bảo quản ở nhiệt độ an toàn, có thể sinh ra độc tố và bị nhiễm khuẩn, khiến cho sức khỏe bị ảnh hưởng.

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự khỏi sau khoảng 48 giờ. Nếu không cải thiện hoặc gặp triệu chứng nghiêm trọng, cần đưa người bệnh đến cơ sở y tế. Ở đó, họ sẽ được thăm khám và xác định nguyên nhân gây bệnh để có phương pháp can thiệp phù hợp. Sơ cứu ngộ độc thực phẩm đúng cách rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe của người bệnh và ngăn ngừa các nguy cơ tiềm ẩn.

Các triệu chứng có thể xảy ra khi bị ngộ độc thực phẩm

Khi mắc phải ngộ độc thực phẩm, cơ thể thường phản ứng bằng cách xuất hiện một loạt các triệu chứng khác nhau, phụ thuộc vào loại độc tố và mức độ nghiêm trọng của ngộ độc:

    • Đau bụng, khó chịu: Đây thường là triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Người mắc ngộ độc thực phẩm thường cảm thấy đau nhói hoặc đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc toàn bộ bụng sau khi tiêu thụ thực phẩm gây ngộ độc.
    • Buồn nôn, nôn: Phần lớn người mắc ngộ độc thực phẩm có triệu chứng buồn nôn và nôn sau khi ăn phải thực phẩm gây ngộ độc hoặc trong một khoảng thời gian ngắn sau đó.
    • Tiêu chảy: Cơ thể sản sinh triệu chứng tiêu chảy để loại bỏ độc tố do thực phẩm vừa được tiêu thụ, giúp loại trừ chất lỏng từ đường ruột nhanh chóng.
    • Sốt: Một số người mắc ngộ độc thực phẩm có thể xuất hiện triệu chứng sốt, là phản ứng của cơ thể để chống lại vi khuẩn hoặc độc tố.
    • Mệt mỏi, uể oải: Cảm giác mệt mỏi, yếu đuối thường là kết quả của mất nước do nôn và tiêu chảy.

Cách xử trí khi bị ngộ độc thực phẩm

Sơ cứu tại nhà

Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm
Cách sơ cứu khi bị ngộ độc thực phẩm

Thầy Lý Thanh Long – Giảng viên Cao đẳng Y Dược TPHCM cũng cho biết thêm, cách sơ cứu tại nhà khi bị ngộ độc thực phẩm là một kỹ năng quan trọng mà mỗi người cần trang bị để bảo vệ sức khỏe của bản thân và người thân. Dưới đây là một số biện pháp:

Gây nôn:

    • Mục đích của việc gây nôn là loại bỏ thực phẩm nhiễm độc ra khỏi cơ thể. Bạn có thể uống 1 cốc nước muối 0.9% sau đó dùng ngón tay trỏ kích thích vùng góc cuống lưỡi gần họng để gây nôn. Quan trọng nhất là lưu ý:
    • Nằm nôn trong tư thế nghiêng người để tránh nguy cơ ngạt thở.
    • Thực hiện cẩn thận khi gây nôn cho trẻ em để tránh làm trầy xước họng.
    • Không gây nôn nếu người bị ngộ độc đã rơi vào trạng thái hôn mê để tránh nguy cơ ngạt thở.

Bù nước:

    • Ngộ độc thực phẩm thường gây mất nước do nôn và tiêu chảy, nên cần bù nước cho người bệnh. Uống từng ngụm nhỏ và nếu tiêu chảy nhiều, sử dụng dung dịch Oresol để bù nước và điện giải, nhưng pha theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
    • Lưu ý không đun sôi dung dịch Oresol, không sử dụng dung dịch đã pha quá 24 tiếng và không uống chung với người khác để tránh lây nhiễm.

Nằm đúng tư thế và theo dõi nhịp tim:

    • Quan sát người bệnh và đảm bảo họ nằm đúng tư thế để dễ thở hơn. Nếu phát hiện dấu hiệu khó thở, kéo lưỡi ra ngoài để giúp họ thở dễ dàng hơn.
    • Nếu có dấu hiệu tụt huyết áp hoặc loạn nhịp tim, đưa người bệnh đến cơ sở y tế cấp cứu ngay lập tức.

Đưa người bị ngộ độc thực phẩm đến cơ sở y tế

Hầu hết các trường hợp ngộ độc thực phẩm có thể tự phục hồi sau khoảng 48 giờ. Tuy nhiên, nếu sau thời gian này người bệnh không thấy cải thiện hoặc gặp các triệu chứng nghiêm trọng như co giật, rối loạn ý thức, suy hô hấp, không thể gây nôn, hoặc đi ngoài có máu, thì nên đưa người bệnh đến cơ sở y tế để được xử trí ngộ độc thực phẩm kịp thời.

Tại cơ sở y tế, người bệnh sẽ được thăm khám và thực hiện một số kiểm tra cận lâm sàng để xác định nguyên nhân gây bệnh và có phương pháp can thiệp phù hợp.

Việc sơ cấp cứu ngộ độc thực phẩm đúng cách rất quan trọng vì nó ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, việc nhận diện và sơ cứu kịp thời sẽ giúp bạn và người thân phòng tránh các nguy cơ liên quan đến ngộ độc thực phẩm.

Nguồn: https://caodangyduocdongnai.edu.vn